Chùa Bái Đính không chỉ là khu chùa rộng nhất Việt Nam với vô vàn pho tượng đồng lớn nhỏ mà còn lưu giữ nét kiến trúc cổ độc đáo. Từ năm 2003, chùa Bái Đính được xây dựng thêm với quy mô lên đến 80ha cùng nhiều công trình hạng mục. Vậy lối kiến trúc chùa Bái Đính là gì? và chùa Bái Đính tân tự xây hết bao nhiêu tiền?. Cùng tìm lời giải trong bài viết này nhé.

Bạn đang xem: Đại gia ninh bình chuyên đi xây chùa nghìn tỷ


1. Kiến trúc chùa Bái Đính

Khi bước chân đến chùa Bái Đính, bạn sẽ cảm nhận rõ nét những dấu ấn con người và văn hóa Việt Nam qua từng thời kỳ được thể hiện qua lối kiến trúc của chùa.

*

Chùa Bái Đính có lối kiến trúc độc đáo nổi bật với những hình khối lớn được tạo dựng hoành tráng, đây là những nét cổ xưa của Việt Nam ta. Nét kiến trúc chính của chùa là vòm mái sâu cong vút hình đôi chim phượng, là kiểu kiến trúc phổ biến từ xưa của nước ta. Nguyên liệu xây dựng chủ yếu đến từ các làng nghề nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, gỗ Tứ Thiết và đá xanh Ninh Bình.

Chùa Bái Đính được xây dựng từ những bàn tay của các nghệ nhân nổi tiếng đến từ nhiều làng nghề truyền thống trên cả nước như: sơn mài Cát Trăng, đúc đồng Ý Yên, thêu ren, trạm khắc đá,… Với những cham khắc tỉ mỉ, những nghệ nhân đã tạo nên hệ thống Cổng Tam Quan, hành lan La Hán, Điện Quan Âm,… mang đến những nét đẹp thuần Việt độc đáo.

Vật liệu sử dụng để xây dựng hệ thống cột và kèo ở Cổng Tam Quan, hành lang La Hán và Điện Quan Âm được làm từ gỗ tứ thiết, các công trình lớn hơn làm từ bê tông giả gỗ. Tất cả các mái sử dụng ngói men Bát Tràng. Các công trình chính như cổng Tam Quan, Tháp Chuông, điện Quan Âm, điện Tháp Chủ, điện Tam Thế có bố cục chiều cao đỉnh mái lần lượt là 16.5 m, 22 m, 14.8 m, 30 m, 34 m với diện tích bên trong là 560 m², 225 m², 730 m², 2060 m² và 2370 m².

2. Chùa Bái Đính xây hết bao nhiêu tiền?

Chùa Bái Đính tân tự được bắt đầu thi công từ năm 2003 với số vốn đầu tư xây dựng lên đến 1836 tỉ đồng cho nhiều hạng mục, công trình kiến trúc chùa chiền.

*

Bái Đính tân tự được xây dưng theo độ dốc “soi gương”, cao dần theo trục thần đạo từ Tam Quan đến Điện Tam Thế. Có các kiến trúc chính như: Tam Quan, Gác Chuông, Điện Phật Quan Âm, Điện Pháp Chủ và Điện Phật Tam Thế theo lối kiến trúc chùa cổ truyền của Việt Nam

Có thể bạn quan tâm:

3. Chủ đầu tư chùa Bái Đính là ai?

Chùa Bái Đính được xây dựng dựa trên phương châm Nhà Nước cùng nhân dân thực hiện. Vì vậy, chủ đầu tư giải phóng mặt bằng, cây xanh, đường giao thông và cơ sở hạ tầng là Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch. Đơn vị thực hiện các hạng mục, công trình như đúc chuông, tạc tượng và xây dựng chùa là doanh nghiệp Xuân Trường. Thời gian hoạt động và đầu tư của dự án là 70 năm.

Hiện nay, chùa Bái Đính tân tự đã được khánh thành giai đoạn 1 vào năm 2008 và luôn mở cửa cho du khách tham quan.

Mong rằng những thông tin trong bài viết có thể giúp giải đáp được những thắc mắc của du khách về kiến trúc chùa Bái Đính xây hết bao nhiêu tiền.

Quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình đã tồn tại được hơn 1000 năm, song hành với các triều đại lừng lẫy như nhà Đinh, Tiền Lê và đầu nhà Lý đến tận ngày nay. Bỏ qua sự khắc nghiệt của thời gian, chùa vẫn đứng vững và trở thành danh thắng tâm linh nổi tiếng tại vùng đất Ninh Bình.

Đôi nét về chùa Bái Đính Ninh Bình

Quần thể Chùa Bái Đính Ninh Bình ở đâu

Ngôi chùa nằm trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình và nằm trong quần thể du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An. Nơi này cách cố đô Hoa Lư khoảng 5km, khu du lịch Tràng An hơn 11km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km đi xe.

Giá vé vào chùa Bái Đính Ninh Bình 

Vào chùa không hề mất vé, tuy nhiên khuôn viên chùa rất nhiều và có các khu vực khác nhau. Vì vậy để hạn chế thời gian thì du khách có thể đi xe điện tham quan chùa.

Dịch vụ khi tham quan chùaGiá vé
Xe điện60.000 VNĐ/ người
Tham quan bảo tháp 50.000 VNĐ/ người 
Hướng dẫn viên 300.000 VNĐ/ tour

Ngoài ra, để trải nghiệm được khu du lịch Tràng An trọn vẹn, bạn sẽ cần phải đi đò. Giá vé đi đò là 150.000đ/người. Vì vậy bạn hãy lưu ý và sắp xếp thời gian thật tốt để chuyến đi đc trọn vẹn nhé.

Giờ mở cửa: 6 giờ đến 21 giờ tất cả các ngày trong tuần.

*

Ăn chạy tại chùa Bái Đính Ninh Bình 

Nhà hàng chay Tâm An – Thiền An

Nhà hàng chay Tâm An – Thiền An có lối kiến trúc kết hợp giữa Tây Âu và Á Đông vô cùng độc đáo. Khi thực khách bước vào, không gian mở của quán giúp quý khách có cảm giác thoải mái giữa thiên nhiên vậy. Ngoài kiến trúc và không gian yên tĩnh thì ẩm thực nơi đây đều là các món thuần chay vô cùng thơm ngon. Từng món ăn đều được sắp xếp tinh tế. Ẩm thực tại đây giúp quý khách ngạc nhiên từ mùi hương cho đến hương vị. 

*

Nhà hàng chay Hoa Lư (LOVING HUT)

Đây là cửa hàng chuyên phục vụ các món thuần chay. Đồ dùng ở đây đều theo thiên hướng bữa cơm chay truyền thông nên vô cùng hợp của người Việt. Đặc biệt, vào những ngày mùng 1 và 15 thì sẽ có thêm tiệc buffet vô cùng hấp dẫn. Quán mở buffet vào lúc 10:30 sáng đến 2 giờ chiều, mosnc hay chủ yếu là bún riêu, phở, súp, salad,.. 

*

Video du lịch chùa Bái Đính

13 kỷ lục của chùa Bái Đính Ninh Bình

1 – Chuông đồng lớn nhất tại Việt Nam với chiều cao 18,25m và nặng 36 tấn.

2 – Pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nặng và nặng nhất tại Việt Nam với 100 tấn, cao 10m

3 – Bộ Tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam với mỗi tượng năng 50 tấn và cao 7,2m

4 – Chùa có Giếng Nước đường kính 30m lớn nhất Việt Nam

5 – Tượng phật bà Quan Thế Âm bằng đồng nặng 80 tấn, cao 5,4m lớn nhất Việt Nam

6 – Chùa có hành lang lên tới 500 vị La Hán nhiều nhất Việt Nam.

7 – Ngôi chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam.

8 – Bộ tượng bát bộ kim cương bằng đồng với mỗi tượng nặng 4 tấn và cao 3,95m nặng nhất Việt Nam

9 – Tượng ông Khuyến Thiện và Trừ Ác bằng đồng nặng 20 tấn, cao 5,2m với kỷ lục cao và nặng nhất Việt Nam

10 – Chùa có bệ thờ bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.

11 – Chùa có cặp hạc làm bằng đồng lớn nhất Việt Nam 

12 – Pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng ặng 80 tấn, cao 10m lớn nhất Đông Nam Á

13 – Tòa bảo tháp với 13 tầng, cao 99m được mệnh danh là Tòa bảo tháp thờ Phật cao nhất Châu Á 

Ngoài ra chùa còn có các công trình khác vẫn đang được tiếp tục xây dựng và phát triển.

*

Lưu ý khi đi chùa Bái Đính 

Tới chùa bằng cách nào? 

Di chuyển bằng xe máy: Du khách chỉ cần đi theo quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Ninh Bình, trên đường sẽ thấy rất nhiều bảng chỉ dẫn đi theo là có thể tới quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình.Di chuyển bằng xe khách: Nếu ở Hà Nội, du khách có thể tới các chuyến ở bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Giá vé tầm 70.000vnđ – 80.000vnd để tới được tp Ninh Bình, sau đó bắt xe taxi để tới chùa.Di chuyển bằng tàu hỏa: Du khách cũng có thể tới ga tàu, chi phí dao động từ 70.000 – 120.000vnđ

Tới chùa Bái Đính vào thời điểm nào đẹp nhất? 

Du khách nên đi vào khoảng thời gian mùa xuân tháng 1 đến tháng 3 bởi vì lúc này thời điểm rất ấm áp và cảnh vật nở rộ rất đẹp mắt. Hơn nữa bạn có thể du xuân quanh khu vực chùa cũng rất thú vị.

Đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị những gì?

Trước khi khám phá ngôi chùa, bạn hãy chuẩn bị những đồ vật này để có chuyến đi trọn vẹn nhất nhé:

Bởi vì ngôi chùa rất rộng nên du khách sẽ phải đi bộ khá nhiều. Vì vậy bạn hãy đi những đôi giày thể thao thoải mái, tránh đi giày cao gót nhé.Hãy mang theo ô hay kem chống nắng để đề phòng mưa hay trời nắng gắt nhé.Bởi vì chùa rộng nên đi rất mất sức và mệt mỏi, hãy mang ít đồ ăn nhẹ và nước uống nhé.

Khách sạn Bái Đính 

mamnongautruc.edu.vn Ninh Binh cách chùa Bái Đính 4km và nằm giữa các khu du lịch như Tràng An, Tam Cốc – Bích Động,.. mamnongautruc.edu.vn chú trọng đến thiên nhiên cùng lối thiết kế mộc – mát – lành, Farmstay dành nhiều tâm sức vào không gian nghỉ dưỡng đậm màu xanh. Kết hợp với các hoạt động trải nghiệm dân gian, nơi đây là điểm dừng chân phù hợp mỗi khi mỏi mệt, giúp quên đi thành phố xô bồ. Món quà mamnongautruc.edu.vn Ninh Binh Farmstay dành tặng cho bạn, không chỉ là một kỳ nghỉ, mà còn là chuyến du hành ngược về quá khứ.

*

Tạm quên hàng giờ đồng hồ căng thẳng vì công việc, xua tan cơn đau đầu thường trực với dịch vụ Spa. Gói dịch vụ gồm chăm sóc toàn thân, massage, yoga, các lớp thiền, phòng tập… thiết kế đa dạng cho nhiều nhu cầu khác nhau. 60 phút thư giãn “khởi động” lại cơ thể, giúp bạn sẵn sàng cho ngày mới đầy trải nghiệm thú vị tiếp theo.

*

Đội ngũ nhân viên tại mamnongautruc.edu.vn Ninh Bình Farmstay chắc chắn sẽ mang lại cho quý khách thời gian nghỉ dưỡng đáng nhớ. Mỗi nhân viên tại đây là người bản xứ, mang trong mình dấu ấn riêng của con người nơi đây, với sự chân thành, mộc mạc và thân thiện sẽ mang đến cho bạn không gian nông thôn miền Bắc trọn vẹn.

Những điều có thể bạn chưa biết về chùa Bái Đính 

Trụ trì chùa Bái Đính là ai? 

Trụ trì của chùa là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – hiện đang là phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cũng là trụ trì chùa Tam Chúc – Hà Nam.

Diện tích chùa Bái Đính rộng bao nhiêu? 

Ngôi chùa có tổng khuôn viên rộng tới 539 ha, trong đó chùa cổ tự rộng 27ha và chùa mới xây dựng 80ha, cuối cùng là các công trình khác như học viện,…

Chùa Bái Đính có cáp treo không? 

Ngôi chùa hiện không có cáp treo hoạt động. Du khách cần dùng phương tiện thông thường để tới đây.

Chùa Bái Đính của ai?ai xây chùa bái đính Chùa xây hết bao nhiêu tiền? 

Chùa Bái Đính cổ được xây dựng năm 1136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập. Hiện nay ngôi chùa đã được xây dựng nhiều công trình, hạng mục kiến trúc vô cùng lớn với 1.863 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Trường – tổng giám đốc doanh nghiệp Xuân Trường, là đơn vị chính trực tiếp, giám sát và thi công công trình này, ông đã ủng hộ 100.000 USD. Hơn nữa ông còn đích thân sang tận Ấn Độ đón Ngọc Xá Lợi cho chùa.

Đặc biệt, ông đã đầu tư lên tới 200 tỷ đồng để hoàn thiện nhà khách được thiết kế phong cách cổ điển mang màu sắc Á Đông với chất liệu gỗ quý hiếm và lên tới diện tích 20.000m2. Ông là người ít khi xuất hiện trên báo chí và từ chối chụp ảnh hay ra mặt trên truyền thông.

Xem thêm: Làm sao để chế độ theo dõi trên facebook bằng điện thoại hiệu quả

Quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình là địa điểm không thể bỏ qua khi du khách mong muốn được khám phá khu du lịch tâm linh. Không chỉ chứa đựng những ý nghĩa về đạo Phật mà còn mang cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng, cổ kính. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ và an toàn.