Nhắc đến Văn học Việt Nam chúng ta sẽ không thể không nhớ đến những tác phẩm kinh điển như Chí Phèo, Tắt đèn, Vợ nhặt,… Mặc dù những cuốn sách ấy đã ra đời từ rất lâu đời thế nhưng đến thời điểm hiện tại khi trải qua lớp bụi của thời gian nó vẫn là thể loại được bạn đọc yêu thích. Bởi giá trị của những tác phẩm ấy trường tồn theo thời gian. Vì vậy, Newshop xin gửi đến quý độc giả những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển, ngoài ra đây cũng là những tác phẩm đã được dạy trên ghế nhà trường vì vậy rất quen thuộc với người đọc.

Bạn đang xem: Những tác phẩm văn học việt nam hay nhất


Vợ nhặt là một tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển, donhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. In trong tập Con chó xấu xí (truyện ngắn 1962). Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946). Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tuy nhiên tác phẩm còn dang dở và bị mất bản thảo. Về sau (1954), tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12.Nội dung của truyện về năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra tràn lan khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống cũng vật vờ như những bóng ma. Tràng là một người xấu xí, thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái (Thị). Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà cụ Tứ (mẹ Tràng) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lóa. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Qua lời kể của người vợ (Thị), Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.

Nhắc đến Văn học Việt Nam chúng ta sẽ không thể không nhớ đến những tác phẩm kinh điển như Chí Phèo, Tắt đèn, Tuổi thơ dữ dội,… Mặc dù những cuốn sách ấy đã ra đời từ rất lâu đời thế nhưng đến thời điểm hiện tại khi trải qua lớp bụi của thời gian nó vẫn là thể loại được bạn đọc yêu thích. Bởi giá trị của những tác phẩm ấy trường tồn theo thời gian và hãy cùng Any
Books
khám phá những tác phẩm Văn học Việt Nam hay nhấtnên đọc nhất nhé!

1. Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán

Tuổi thơ dữ dộilà một trong những tác phẩm Văn học Việt Nam nổi tiếng nhất, bởi nó phù hợp với mọi lứa tuổi. Cuốn sách đã lấy đi không ít nước mắt của độc giả, Phùng Quán đã phác họa thành công về quá khứ ngày xưa, trong từng cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Những cậu bé nhỏ tuổi xung phong tham gia cách mạng khiến cho không ít người đọc cảm thấy bùi ngùi và xúc động. “Những mảnh đời non trẻ với xuất thân khác nhau nhưng cùng tình nguyện gắn bó đời mình với vận mệnh và sự sống còn của Nhân dân và Đất nước.”

*

Mua tại Tiki
Mua tại Fahasa
Mua tại Shopee

Tuổi thơ dữ dộiviết về chiến tranh thế nhưng nó không hề mang màu sắc đen tối, trầm buồn mà ngược lại tác phẩm vẫn mang nét hồn nhiên, hài hước. Cách viết của Phùng Quán rất gần gũi, giản dị và chân thật. Cuốn sách này chắc chắn sẽ khiến bạn phải bật khóc vì cảm động và biết ơn cuộc sống hòa bình ngày hôm nay.

2. Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam

Những tác phẩm của Thạch Lam luôn nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu lắng, mạch truyện cứ trôi theo một cách êm đềm. Truyện của Thạch Lam là truyện mà không có cốt truyện, không có những chi tiết kịch tính thế nhưng cách ông khắc họa nhân vật cũng khiến cho người đọc có sự đồng cảm sâu sắc. Gió là đầu mùa là tuyển tập những truyện ngắn của Thạch Lam. Vẫn là những câu chuyện, con người thật bình dị nhưng lại khiến chúng ta bất ngờ vì đâu đó trong hình ảnh tưởng chừng như thật đơn giản đó chúng ta lại bắt gặp hình ảnh của chính mình. Thạch Lam luôn xây dựng nhân vật rất đời thường, ông luôn dành cho nhân vật của mình niềm thương cảm sâu sắc về cuộc đời đau khổ của họ, những người nghèo sống dưới đáy của xã hội.

*

Mua tại Tiki
Mua tại Fahasa
Mua tại Shopee

Trong phần giới thiệu tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam viết: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.

3. Chí Phèo – Nam Cao

Khi nhắc đến Nam Cao không ai là không biết đến tác phẩm Chí Phèo - một trong những tác phẩm kinh điển của Văn học Việt Nam. Nhân vật chính trong truyện là Chí Phèo, một người nông dân lương thiện với ước mơ có cuộc sống giản dị thế nhưng sống dưới xã hội nửa phong kiến nửa thực dân đã khiến cho Chí bị tha hóa. Sau khi đi tù về Chí trở thành con quái vật của làng Vũ Đại - một tên nát rượu chuyên đi rạch mặt ăn vạ. Thế nhưng sau khi hắn gặp được người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn là Thị Nở tâm hồn lương thiện của Chí đã được đánh thức. Và rồi, khi tình yêu chớp nở thì cũng là lúc cả hai biết được họ không thể đến với nhau. Sau đó, vì quá đau khổ Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

*

Mua tại Tiki
Mua tại Fahasa
Mua tại Shopee

“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa.” – câu thoại gây ám ảnh người đọc, chúng ta xót thương cho cuộc đời của anh Chí.

4. Bỉ vỏ - Nguyên Hồng

*

Mua tại Tiki
Mua tại Fahasa
Mua tại Shopee

Tác phẩm kể về cuộc đời của Bính hay Tám Bính, Bính vốn là một cô gái nhà quê hiền lành, chất phát, nhưng vì dễ tin người Bính đã bị một gã đàn ông lừa cho có chửa sau đó hắn ta bỏ đi. Sau khi sự việc vỡ lẽ Bính đã phải sống trong sự chỉ trích, lời ra tiếng vào từ hàng xóm và từ chính những người thân yêu của mình. Khi không thể chịu đựng được nữa, Bính quyết định lên thành phố để tìm lại người mình yêu. Và rồi, trải qua những sóng gió của cuộc đời, khi Bính cưới Năm Sài Gòn làm chồng là một tên bỉ vỏ khét tiếng, trong lòng Bính vẫn luôn hướng về lương thiện. Cô nhiều lần khuyên chồng bỏ nghề để sống một cuộc đời bình dị mà lương thiện nhưng không được, cuối cùng sống trong hoàn cảnh ấy Bính đã lột xác trở thành một tay “bỉ vỏ” chuyên nghiệp. Cái kết đầy ám ảnh Bính và Năm Sài Gòn phải trả giá rất đắt nhưng ở đâu đó Nguyên Hồng vẫn có sự đồng cảm sâu sắc dành cho nhân vật của mình.

5. Những ngày thơ ấu

Những ngày thơ ấu là một bức tranh khắc họa những tủi nhục, đau đớn của cậu bé Hồng. Bằng một vài ngôn từ giản đơn, bình dị Nguyên Hồng đã lột tả thành công hình tượng cậu bé Hồng với những giằng xé trong nội tâm của nhân vật.

*

Mua tại Tiki
Mua tại Fahasa
Mua tại Shopee

Thông qua Những ngày thơ ấu Nguyên Hồng lên án gay gắt xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu khiến cho cậu phải xa mẹ mình một thời gian. Những ký ức về tuổi thơ đầy nước mắt thế nhưng trong hoàn cảnh khó khăn ấy Nguyên Hồng vẫn giữ cho mình sự lạc quan niềm đam mê với những cuốn sách và con chữ.

6. Vợ nhặt

Vợ nhặt là một bức tranh hiện thực về nạn đói năm 1945: những nhân vật điển hình như Tràng, Thị và bà cụ Tứ là những con người phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ nạn đói, họ phải sống thiếu thốn qua từng ngày, cái ăn cũng không có đủ. Bằng ngòi bút sắc sảo, Kim Lân đã phản ánh hiện thực thông qua hình ảnh các nhân vật ông xây dựng. Đúng là phải có một tình cảm gắn bó với người nông dân, Kim Lân mới có thể miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc đến như vậy.

*

Mua tại Tiki
Mua tại Fahasa
Mua tại Shopee

Vợ nhặtđược hiện lên như một tia hi vọng về một tương lai tươi sáng phía trước của những người nông dân nghèo. “Nhà văn dùng "Vợ nhặt" để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện "Vợ nhặt" đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng. – nhà giáo Trần Đồng Minh”

7. Tắt đèn

Tắt đèn là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Ngô Tất Tố. Tác giả đã khéo léo xây dựng hình tượng chị Dậu mạnh mẽ có vẻ đẹp tâm hồn cao cả. Vì gia đình mình chị Dậu có thể sẵn sàng hi sinh tất cả mọi thứ. Trong suốt tác phẩm hình ảnh chị Dậu hiện lên như một hình tượng người phụ nữ mạnh mẽ để lại ấn tượng mạnh trong lòng bạn đọc.

Xem thêm: Cú Pháp Chuyển Sim Đăng Ký, Lấy Lại Mã Bảo Vệ, Mật Khẩu Ninja School

*

Mua tại Tiki
Mua tại Fahasa
Mua tại Shopee

Để đủ tiền đóng sưu thuế, chị Dậu đã phải lần lượt bán hết tất cả những đồ có giá trị trong nhà. Cuộc đời chị Dậu được tác giả vẽ ra bằng những sự mất mát, đau thương nhất. Chúng ta khó tìm được ánh sáng trong cuộc đời của chị và có lẽ đó chính là lí do Ngô Tất Tố đặt tên cho tác phẩm là Tắt đèn. Từ việc chị phải bán đàn chó, bán đứa con của mình thể hiện được cuộc sống của chị Dậu quá đen tối. Thế nhưng khi bị dồn vào đường cùng, chị Dậu vẫn giữ được tâm hồn lương thiện. Từ những chi tiết cao trào, kịch tính trong Tắt đèn đã tác động khiến cho chị Dậu nổi loạn. Thông qua tác phẩm “Tắt đèn” tác giả lên án tố cáo xã hội phong kiến thối nát đã đẩy người nông dân nghèo tội nghiệp vào đường cùng.