Nhiều bạn chưa xuất ngoại lần đầu thường hay nhầm lẫn giữa hộ chiếu và visa. Bài viết dưới đây công ty Luật ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào để bạn tham khảo!

*

hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào


1. Hộ chiếu là gì?

Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân, căn cứ theo khoản 3 điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Bạn đang xem: Passport và visa khác nhau như thế nào

Hộ chiếu là một loại giấy tờ tùy thân dùng trong khi xuất nhập cảnh, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một số đối tượng theo quy định, trong hộ chiếu có thể hiện đầy đủ các nội dung về thông tin của người được cấp hộ chiếu.

Ngoài ra, tại khoản 4 điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có quy định về hộ chiếu có gắn chip điện tử, quý vị có thể tham khảo:

Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.

2. Visa là gì?

Visa (hay còn gọi là thị thực/ thị thực xuất nhập cảnh): Chứng nhận do chính phủ 1 nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ.

3. Khi nào cần làm hộ chiếu và visa?

Visa: Khi 1 người cần xin phép xuất nhập cảnh, lưu trú tại 1 quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ chưa có chính sách miễn việc xin visa với công dân Việt Nam.

Passport: Khi cần xuất cảnh và nhập cảnh dưới sự bảo hộ của nhà nước. Hộ chiếu (hay còn gọi là passport) là căn cước chứng minh quốc tịch, đặc điểm nhân dạng của 1 người như: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh, chữ ký, quốc tịch, v.v.

3. Hộ chiếu và visa có gì khác nhau?

Passport là giấy tờ có trước, là tài liệu cần có để được cấp visa. Visa thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau.

Không có hộ chiếu thì sẽ không cấp được visa vì visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu.

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ cấp visa rời tuy nhiên dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.

4. Căn cứ pháp lý:

– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh, n

hập cảnh của công dân Việt Nam.

– Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.

– Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

5. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào? cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào? vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hộ chiếu và visa, 2 thuật ngữ khá quen thuộc với các tín đồ đam mê du lịch. Tuy nhiên, việcphân biệt sự giống và khác nhau của 2 hình thức giấy tờnày vẫn khiến nhiều người bối rối.

Vậyhộ chiếu là gìvisa là gì, Hộ chiếu và visakhác nhaunhư thế nào? Mục đích sử dụng của chúng là gì?

*

Sở hữu hộ chiếu và visa trong tay, bạn có thể thỏa sức “bay lượn” đến bất kỳ vùng đất nào

Passport và visa khác nhau như thế nào?

Ngoài cách hiểu nôm na giữavisa và hộ chiếu, hộ chiếu là cuốn sổ gồm nhiều trang dùng để dán visa, hay visa là những con dấu hoặc sticker, thì hai loại giấy tờ này còn nhiều điểm khác biệt cơ bảnmà bạn cần biết. Hãy cùng xem bảng so sánh bên dưới.

Passport

Visa

Khái niệm

Passportlà giấy tờ mang tính cá nhân do chính phủ cấp cho công dân tại quốc gia mình.

Visalà dạng giấy phép bạn trình trước cơ quan thẩm quyền của quốc gia mà bạn xin xuất nhập cảnh vào quốc gia đó.

Phân loại

Có 3 nhóm phổ biến:

Phố thông:Được dùng chủ yếu trong các chuyến đi du lịch nước ngoài. Thời hạn của hộ chiếu này là 10 năm.Công vụ:Được cấp cho nhân viên chính phủ với các mục đích liên quan đến công vụ. Thời hạn của hộ chiếu này là 5 năm.Ngoại giao:Cấp cho các lãnh sự hoặc các nhà ngoại giao trong các chuyến đi liên quan đến công việc.

Có 5 nhóm phổ biến:

Du lịch:Được cấp cho các cá nhân đến với mục đích du lịch.Kinh doanh:Cấp cho cá nhân đến nước ngoài với mục đích kinh doanh, thương mại.Lao động tạm thời:Dành cho người lao động tạm thời tại nước ngoài trong khoảngthời gian nhất định.Quá cảnh:Cấp cho cá nhân đi lại tại 1 quốc gia nhất định trước khi di chuyển đến quốc gia thứ 3 (thường có thời hạn 5 ngày).Du học:Dùng cho cá nhân đến nước ngoài với mục đích học tập.

Được cấp bởi

Cơ quan chính phủ của một quốc gia. Cụ thể là Cục xuất nhập cảnh.

Lưu ý:Cá nhân có hộ khẩu thuộc tỉnh nào sẽ đến văn phòng quản lí xuất nhập cảnh của tỉnh để làm hồ sơ yêu cầu được cấp passport.

Cơ quan đại diện của quốc gia muốn đến, thông thường là Đại sứ quán.

Đặc điểm

Gồm 28 trang, trong đó bao gồm các thông tin của người được cấp như: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh,..)

Chỉ là 1 tem dán được dán vào 1 trang của cuốn hộ chiếu.

Mục đích sử dụng

Là hình thức giấy tờ tùy thân khi ra nước ngoài.

Là giấy phép nhập cảnh được công nhận khi muốn nhập cảnh vào một quốc gia nào đó.

Thời hạn

Thường có thời hạn 5-10 năm tính từ ngày cấp.

Tùy vào mục đích và quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên, thông thường visa có thời hạn dưới 1 năm.

Thời gian cấp

Cơ quan quản lí xuất nhập cảnh của từng quốc gia sẽ có quy định về thời gian cấp và nhận hộ chiếu khác nhau.

Tại Việt Nam, thời gian tiếp nhận và trả kết quả hộ chiếu thông thường là 8 ngày (không tính cuối tuần và ngày lễ).

Xem thêm:

Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên, thông thường đối với các dạng visa du lịch rơi vào khoảng 2-4 tuần.