Mật độ dân số là một trong những chỉ số quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và các chính sách đời sống xã hội tại các quốc gia trên thế giới. Vậy Mật độ dân số là gì, cách tính mật độ dân số, mật độ dân số các TP lớn ở Việt Nam ra sao, mời bạn hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!


1. Mật độ dân số là gì?

Mật độ dân số là một chỉ số cho thấy số lượng người đang sinh sống trên một diện tích nhất định và thường được lấy theo giá trị trung bình. Từ các thông tin về mật độ dân số, bạn cũng có thể dự đoán được lượng tài nguyên của một khu vực và có thể dễ dàng so sánh giữa cách khu vực khác nhau.

Bạn đang xem: Mật độ dân số là gì

*
Mật độ dân số là gì? Tổng hợp các thông tin chi tiết về mật độ dân số của một quốc gia, khu vực

2. Mật độ dân số của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Cũng theo thông tin thống kê, hiện trạng số lượng dân số của Việt Nam là khoảng 99.017.639 người, chiếm 1.24% dân số trên toàn thế giới. Hiện nay, Việt Nam cũng đang xếp hạng thứ 15 về số lượng dân. Cùng với đó là độ tuổi trung bình của người dân Việt Nam đang ở trong khoảng 33.3 tuổi.

*
Hiện trạng mật độ dân số tại các khu vực tại Việt Nam so với các quốc gia khác

3. Cách tính mật độ dân số

Mật độ dân số = Số dân / Diện tích

Trong đó:

Diện tích là đơn vị diện tích đất được tính bằng km2 bởi vì hầu hết các tính toán được sử dụng cho mục đích nhân khẩu học và có tính chuyên môn cao thì đều phải tính bằng km2Số dân là tổng số dân hiện có trên diện tích đó
Đơn vị của mật độ dân số là người/đơn vị diện tích

Dựa vào dữ liệu mật độ dân số của các quốc gia, khu vực bạn có thể:

So sánh dữ liệu về tình hình dân số của của từng vùng để đưa ra chiến lược kinh doanh, chọn lựa địa điểm kinh doanh phù hợp.Hiểu được đặc điểm, cơ cấu của từng khu vực và tính toán, dự đoán được tình trạng mật độ dân số trong tương lai

Tuy nhiên, đôi khi công thức tính mật độ dân số này sẽ không chính xác đối với các khu vực có dân cư đông đúc, những khu vực có nhiều đất hoang. Ví dụ nếu tính mật độ dân số tại các quốc gia có nhiều đất trống, nhiều rừng thì mật độ dân số cả nước sẽ không thể hiện chính xác mật độ dân số tại các thành phố lớn của quốc gia đó.

Các giá trị tính mật độ dân số chỉ là giá trị trung bình, thiếu độ chính xác tối đa. Những chỉ số này đôi khi cũng sẽ tạo ra một số hiểu lầm về một khu vực nào đó.

*
Hướng dẫn cách tính mật độ dân số chi tiết, đơn giản, chính xác và nhanh chóng

4. Mật độ dân số ở các thành phố lớn tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê, hiện nay, các tỉnh có mật độ dân số cao nhất Việt Nam bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc.

Tỉnh, thành phố đứng đầu về mật độ dân số chính là TP HCM với mật độ nằm trong khoảng 4.363 người/ km2. Đứng thứ hai là Thủ đô Hà Nội với mật độ dân số trong khoảng 2.398 người/ km2.

Hiện nay, TP HCM và Hà Nội chính là hai trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị hàng đầu tại Việt Nam. Với mức độ phát triển nhanh chóng, địa điểm này ngày càng trở nên đông đúc hơn bởi sự di cư của con người từ khắp mọi nơi trên tổ quốc. Đó cũng là lý do khiến cho mật độ dân số tại đây gia tăng một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, tại những địa điểm này còn có số lượng khu chung cư mọc càng dày đặc cũng góp phần khiến cho mật độ dân số tại đây trở nên đậm đặc hơn.

Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân khiến cho các khu vực trên trở thành địa điểm có mật độ dân số cao:

Các tỉnh có mật độ dân số cao thường là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng bởi đây chính là khu vực đồng bằng, có nhiều điều kiện thuận lợi. Cùng với hệ thống thổ nhưỡng tốt, khí hậu ôn hoà giúp cho người dân dễ dàng canh tác, phát triển nông, lâm và ngư nghiệp.Ngoại trừ Hà Nội, TP HCM, các tỉnh đông dân còn lại là những tỉnh có diện tích nhỏ, chỉ nằm trong khoảng 1.668 km2 nên khi có số lượng dân đông sẽ có mật độ dân số cao.Đây là các tỉnh nằm trong những khu phát triển công nghiệp hàng đầu trên khắp cả nước, nơi đây luôn có số lượng người lao động lớn, luôn thu hút được nhiều dân cư đến để sinh sống và làm việc.
*
Tình hình thực trạng mật độ dân số tại các thành phố lớn nơi tập trung nhiều khu công nghiệp
STTThành phố lớnDiện tích (km²) Dân số (người)Mật độ dân số 
1TP Hồ Chí Minh2.061,08.993.0824.363 người/km2
2Hà Nội3.358,98.053.6632.398 người/km2
3Bắc Ninh822,71.368.8401.664 người/km2
4Hưng Yên930,21.252.7311.347 người/km2
5Thái Bình1.570,51.860.4471.185 người/km2
6Hải Phòng1.561,81.837.1731.176 người/km2
7Hải Dương1.668,21.892.2541.135 người/km2
8Nam Định1.668,01.780.3931.067 người/km2
9Hà Nam860,9852.800991 người/km2
10Vĩnh Phúc1.235,21.154.154934 người/km2

5. Mật độ dân số ở các tỉnh thưa dân

Các tỉnh có mật độ dân cư thưa thớt, thấp nhất cả nước bao gồm Lai Châu, Kon Tum, Điện Biên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Giang. Hầu hết đây là các tỉnh thuộc khu vực đồi núi, có địa hình, khí hậu phức tạp.

*
Tình hình mật độ dân số tại một số khu vực thưa thớt dân cư của Việt Nam

6. Mật độ dân số tăng quá nhanh để lại hậu quả gì?

Khi dân số tại một khu vực, một lãnh thổ tăng quá nhanh cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và tạo nên nhiều áp lực lớn đối với phương diện đời sống xã hội.

Mật độ dân số khi bị gia tăng một cách đột ngột có thể gây nên tình trạng bùng nổ dân số, gây thiếu hụt về nguồn đất, nước, không khí, tài nguyên ở nhiều khu vực.

Hiện tượng bùng nổ dẫn số cũng làm cho tình trạng ô nhiễm tăng nhanh, diện tích rừng bị giảm thiểu một cách đáng kể. Tất cả những tác động tiêu cực về môi trường cũng sẽ góp phần gây nên tình trạng biến đổi khí hậu và gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp mật độ dân số là gì, cách tính mật độ dân số, mật độ dân số các thành phố lớn ở Việt Nam. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách tính mật độ dân số. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần được tư vấn hướng dẫn, giải đáp thêm thông tin, bạn đừng ngần ngại liên hệ với Vua Nệm để được tư vấn, hướng dẫn và giải đáp nhanh chóng nhé!

Cho hỏi dân số và mật độ dân số là gì? Quy định đối với phân tổ của chỉ tiêu dân số khi thực hiện công tác thống kê tại địa phương là gì? - Câu hỏi của anh Phong tại Yên Bái.
*
Nội dung chính

Dân số là gì? Khi thống kê chỉ tiêu dân số tại địa phương thì dựa trên cơ sở nhân khẩu thường trú có đúng không?

Căn cứ chỉ tiêu dân số, mật độ dân số (T0102, H0102, X0102) được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì dân số được định nghĩa như sau:

- Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ, là những người thực tế thường xuyên ăn, ở tại hộ tính đến thời điểm điều tra đã được 6 tháng trở lên, trẻ em mới sinh trước thời điểm điều tra và những người mới chuyển đến sẽ ở ổn định tại hộ, không phân biệt có hay không có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn đang ở và những người tạm vắng. Nhân khẩu thường trú thực tế tại hộ gồm:

- Người thực tế thường xuyên ăn, ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.

- Người mới chuyển đến chưa được 6 tháng nhưng xác định sẽ ăn, ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.

- Người tạm vắng gồm người rời hộ đi làm ăn ở nơi khác chưa được 6 tháng tính đến thời điểm thống kê; người đang làm việc hoặc học tập trong nước trong thời hạn 6 tháng; người đang đi thăm, đi chơi nhà người thân, đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi du lịch, sẽ quay trở lại hộ; người đi công tác, đi đánh bắt hải sản, đi tàu viễn dương, đi buôn chuyến; người được cơ quan có thẩm quyền cho phép đi làm việc, công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài, tính đến thời điểm thống kê họ vẫn còn ở nước ngoài trong thời hạn được cấp phép; người đang chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế; người đang bị ngành quân đội, công an tạm giữ.

*

Dân số và mật độ dân số là gì? Quy định đối với phân tổ của chỉ tiêu dân số khi thực hiện công tác thống kê tại địa phương là gì? (Hình từ Internet)

Mật độ dân số là gì? Cách tính mật độ dân số?

Căn cứ chỉ tiêu dân số, mật độ dân số (T0102, H0102, X0102) được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì mật độ dân số được định nghĩa như sau:

- Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.

- Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (dân số thời điểm hoặc dân số trung bình) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó.

- Mật độ dân số của từng tỉnh, từng huyện, từng xã nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.

- Công thức tính: Mật độ dân số (người/km2) = Số dân (người) / diện tích (km2)

Quy định đối với phân tổ của chỉ tiêu dân số khi thực hiện công tác thống kê tại địa phương như thế nào?

Căn cứ chỉ tiêu dân số, mật độ dân số (T0102, H0102, X0102) được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì phân tổ của chỉ tiêu dân số được thực hiện như sau:

(1) Tuổi

Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là tuổi tròn.

Tuổi tròn được xác định như sau:

Nếu tháng sinh nhỏ hơn (xảy ra trước) tháng điều tra:

Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh

Nếu tháng sinh lớn hơn (sau) hoặc trùng tháng điều tra:

Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh - 1

(2) Tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân được xác định như sau:

- Chưa vợ/chồng, hay chưa bao giờ kết hôn: Là tình trạng của một người chưa từng lấy vợ/chồng hoặc chưa từng chung sống với một người khác giới như vợ/chồng.

- Có vợ/chồng: Là tình trạng của một người hiện đang được luật pháp hoặc phong tục, tập quán của địa phương thừa nhận là có vợ/chồng hoặc đang chung sống với người khác giới như vợ/chồng.

- Goá: Là tình trạng của một người có vợ/chồng đã chết và hiện tại chưa tái hôn.

- Ly hôn: Là tình trạng của một người đã từng có vợ/chồng, nhưng hiện tại đã ly hôn (đã được tòa án phán quyết) và hiện tại chưa tái kết hôn.

- Ly thân: Là tình trạng của một người trên pháp lý hoặc phong tục, tập quán của địa phương thừa nhận họ vẫn đang có vợ/chồng tuy nhiên hiện tại họ không sống với vợ/chồng như vợ/chồng.

Lưu ý: Việc quy định tình trạng hôn nhân theo cách trên áp dụng đối với nguồn thông tin từ các cuộc điều tra và chỉ phục vụ mục đích thống kê, không phải là căn cứ pháp lý để xác định tình trạng hôn nhân của một người theo quy định của pháp luật.

(3) Trình độ học vấn/trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ học vấn/trình độ chuyên môn kỹ thuật đã đạt được của một người là lớp học cao nhất đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.

Theo Luật Giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Các khái niệm chủ yếu thường được sử dụng khi thu thập số liệu về trình độ học vấn của dân số như sau:

- Tình trạng đi học là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước công nhận, như các trường/lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, các trường/lớp dạy nghề và các trường chuyên nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các loại hình giáo dục - đào tạo khác nhau để nhận được kiến thức học vấn phổ thông hoặc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống.

- Biết đọc, biết viết là khả năng của một người có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.

- Trình độ học vấn/trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã đạt được gồm:

+ Học vấn phổ thông: Đối với những người đã thôi học, là lớp phổ thông cao nhất đã học xong; đối với người đang đi học, là lớp phổ thông trước đó mà họ đã học xong (= lớp đang học - 1);

+ Giáo dục nghề nghiệp gồm những người đã tốt nghiệp các trường sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

+ Trung cấp là những người đã tốt nghiệp bậc trung cấp;

+ Cao đẳng là những người đã tốt nghiệp cao đẳng;

+ Đại học là những người đã tốt nghiệp đại học;

+ Trên đại học là những người đã tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ.

Xem thêm: Xem Top 10 Những Bộ Ngực "Khủng Khiếp" Nhất Thế Giới, Những Cô Gái Có Bộ Ngực To Nhất Thế Giới

Phân tổ chủ yếu:

- Tình trạng đi học (đang đi học/đã thôi học/chưa bao giờ đi học);

- Tình trạng biết đọc biết viết (có/không biết đọc biết viết);

- Trình độ học vấn cao nhất (chưa tốt nghiệp tiểu học/tốt nghiệp tiểu học/tốt nghiệp trung học cơ sở/tốt nghiệp trung học phổ thông/tốt nghiệp sơ cấp/tốt nghiệp trung cấp/tốt nghiệp cao đẳng/tốt nghiệp đại học/thạc sỹ/tiến sỹ);

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật (không có trình độ chuyên môn kỹ thuật/sơ cấp/trung cấp/cao đẳng/đại học/sau đại học).