Giới thiệu

Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu (1216 – 1248), là vị hoàng hậu thứ hai của Trần Thái Tông – vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần. Bà là thân mẫu của Trần Thánh Tông Trần Hoảng, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang và Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải, theo đó còn là bà nội trực hệ của Trần Nhân Tông Trần Khâm.

Bạn đang xem: Thuận thiên (công chúa)

Tiểu sử

Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu có tên húy là Oánh, là con gái cả của Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm, mẹ là Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung – con gái Trần Lý và là cô ruột của Trần Thái Tông Trần Cảnh. Dưới bà có một người em gái là “Chiêu Thánh Công chúa”, tức Lý Chiêu Hoàng. Năm Bính Tý, Kiến Gia năm thứ 6 (1216), mùa hạ, tháng 6 (âm lịch), Lý Oanh được sinh ở bãi Cửu Liên, tước phong ban đầu là Thuận Thiên Công chúa.

Khi ấy, vào đầu năm Bính Tý, mẹ của Thuận Thiên là Trần Thị vừa được sách phong làm Thuận Trinh Phu nhân do đang mang thai. Căn cứ thời gian sách phong (tháng giêng năm ấy) cùng khoảng thời gian bà được sinh ra, thì thời điểm Trần Thị được sách phong là lúc bà đã mang thai Thuận Thiên vào tháng thứ 3, nhưng vì sự thù ghét của Đàm Thái hậu mà hai mẹ con Thuận Thiên suýt bị hại thảm. Vào lúc ấy, Thái hậu họ Đàm coi anh thứ của Trần Thị là Trần Tự Khánh như giặc cướp, nói Trần Thị là nội ứng của giặc nên tìm mọi cách để giết hại, nhiều lần còn ra tay ép uống thuốc độc chết. Để cứu mẹ con Thuận Thiên, Lý Huệ Tông đã cùng Trần Thị trốn đến chỗ Trần Tự Khánh. Bà được được sinh ra ngay ở bãi Cửu Liên, nơi đóng quân của Trần Tự Khánh.

Sau khi sinh ra Thuận Thiên, thì cuối năm ấy, vào tháng Chạp (âm lịch), Trần Thị chính thức trở thành hoàng hậu. Không rõ khoảng thời gian nào mà Thuận Thiên Công chúa được gả cho người anh em họ ngoại là Phụng Càn vương Trần Liễu – con trai cả của Nội thị Phán thủ Trần Thừa, anh trai lớn của mẹ bà. Trong thời gian ở cùng Trần Liễu, bà Thuận Thiên sinh được ít nhất một người con trai, tức Vũ Thành vương Trần Doãn.

Từ chị dâu thành Hoàng Hậu

Sau khi Chiêu Hoàng nhường ngôi để trở thành “Chiêu Thánh Hoàng hậu”, chồng của Thuận Thiên là Liễu khi ấy đảm nhiệm làm chức Thái úy nhưng hữu danh vô thực, sau một khoảng thời gian thì Liễu được chọn làm phụ chính và được em trai đặc biệt sách phong danh xưng “Hiển Hoàng” – một danh vị cho thấy địa vị của Trần Liễu gần với Trần Thái Tông. Sau đó, Trần Liễu vì phạm tội cưỡng dâm cung tần triều Lý nên bị giáng làm “Hoài vương“. Thời gian này dẫu địa vị Trần Liễu có ra sao, Thuận Thiên vẫn là “công chúa”, mà tước vị công chúa trong hàng ngoại mệnh phụ luôn là tước vị độc lập cao nhất, chỉ sau các hậu phi của nhà vua.

Năm Đinh Dậu, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 6 (1237), Thuận Thiên Công chúa được lập làm hoàng hậu, em gái bà là Chiêu Thánh bị phế truất danh hiệu hoàng hậu mà trở lại địa vị công chúa. Bấy giờ Chiêu Thánh không có con, mà Thuận Thiên đã có mang được 3 tháng. Thái sư Trần Thủ Độ và Thiên Cực công chúa (tức Linh Từ Quốc mẫu) bàn kín với Thái Tông là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy. Tức giận, Trần Liễu hội quân ra sông Cái làm loạn nhưng thua trận, thuộc hạ đều bị Trần Thủ Độ ra lệnh giết chết tất cả.

Sau cùng Trần Thái Tông niệm tình nên ban các vùng đất An Phụ, An Dưỡng, An Sinh, An Hưng và An Bang làm trang ấp cho anh cả, lại cải phong vị hiệu làm “An Sinh vương“. Sau khi mất, An Sinh vương Liễu được truy phong làm “Khâm Minh Đại vương“. Như vậy, Thuận Thiên, từ vị trí “chị dâu” kiêm “chị vợ”, nay trở thành người vợ mới của Trần Thái Tông. Em gái bà là Chiêu Thánh không rõ hành tung cụ thể, chỉ biết bà vẫn giữ địa vị là một công chúa hoàng thất đến khi qua đời, hạ giá lấy Lê Phụ Trần và sinh được 2 người con.

Sau khi về làm vợ của Trần Thái Tông, Thuận Thiên sinh ra đứa con vốn là của Trần Liễu, đứa bé sinh ra tức Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang. Vì thân phận đặc biệt, Quốc Khang được Trần Thái Tông nhận làm con trưởng, là anh cả trong tất cả những người con của Thái Tông, thế nhưng cuối cùng lại không có quyền kế thừa ngôi vị.

Vào năm Canh Tí, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 9 (1240), vào ngày 25 tháng 9 (âm lịch), Thuận Thiên Hoàng hậu sinh “Hoàng đích trưởng tử” tên gọi Trần Hoảng, lập tức được lập làm trữ quân, tức tương lai là Trần Thánh Tông. Sang năm sau, là năm Tân Sửu (1241), khoảng tháng 10 (âm lịch), bà sinh ra tiếp vị hoàng tử thứ hai là Trần Quang Khải.

Qua đời

Năm Mậu Thân, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 17 (1248), tháng 6, Thuận Thiên Hoàng hậu qua đời, hưởng dương 32 tuổi.

 Trong sách Toàn thư, địa điểm mà bà Thuận Thiên được an táng cũng không ghi rõ ràng, có lẽ là hợp táng với Thái Tông trong Chiêu lăng.

Đền thờ

Thuận Thiên Hoàng Hậu được dân lập đền thờ:

Di tích đình Quan, đình Đụn ở xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội thờ Trần Liễu và Hoàng hậu Thuận Thiên.Di tích đền Thái Vi ở hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình) thờ vua Trần Thái Tông và Hoàng hậu Thuận Thiên.

Tham khảo

https://vi.wikipedia.org/wikihttps://trainghiemsong.vn/so-phan-eo-le-cua-hien-tu-thuan-thien-hoang-hau/

Chỉ vì những mưu đồ chính trị chốn cung cấm mà nàng Công chúa này vô tình trở thành con tốt thí trong ván cờ quyền lực của chính mẹ ruột mình.


Trong lịch sử nước Việt, thật hiếm khi có một vị Công chúa nào lại có phần đời bi ai, trái ngang như Công chúa Thuận Thiên. Cuộc đời của nàng phải nói là cay nghiệt ngay từ khi vừa lọt lòng mẹ, cho tận đến khi yểu mệnh qua đời ở tuổi 32. Suốt 32 năm sống trên cõi đời đó, nàng đã không ít lần bị cuốn vào vòng xoáy quyền lực, chính trị chốn cung cấm để rồi đứng trước ngã ba đường, một bên tình, một bên hiếu, chọn bên nào nàng cũng chuốc về mình bi thương.


*

Bi kịch cuộc đời ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ: Bà nội rắp tâm sát hại, chào đời trong một cuộc chạy trốn

Công chúa Thuận Thiên, có tên húy là Lý Ngọc Oanh, là con gái trưởng của Vua Lý Huệ Tông và Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, đồng thời cũng là chị gái của Lý Chiêu Hoàng. Là Công chúa của cả một giang sơn nhưng từ lúc còn trong bụng mẹ, nàng đã chịu không biết bao nhiêu tủi hờn chỉ vì mâu thuẫn giữa mẹ mình và bà nội - Đàm Thái Hậu.

Lúc đó, khi Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung mang thai Công chúa Thuận Thiên, cuộc chiến giữa mẹ chồng nàng dâu chốn hậu cung nhà Lý đã diễn ra hết sức căng thẳng và quyết liệt. Bởi Đàm Thái Hậu cho rằng, Trần Thị Dung chính là vây cánh của gia tộc nhà Trần đang âm mưu lật đổ nhà Lý, vì vậy bà đã không ít lần tìm cách hại chết con dâu và cháu gái của mình bằng thuốc độc.


*

Tuy nhiên, Trần Thị Dung lúc này đang rất được Vua Lý Huệ Tông sủng ái, ông đã tìm mọi cách để ngăn cản những âm mưu của mẹ mình dùng để hãm hại người vợ mà ông rất mực thương yêu và cả cô con gái nhỏ chưa chào đời. Và trong một lần, để Trần Thị Dung có thể an tâm và được bảo vệ chuẩn bị đến ngày lâm bồn Vua Lý Huệ Tông đã cùng vợ mình trốn đi khỏi Hoàng cung. Trên đường đi, Linh Từ Quốc mẫu đã chuyển dạ hạ sinh ra Công chúa Thuận Thiên ở Cửu Liên Châu (bãi tả ngạn sông Hồng) mà bên cạnh chẳng có kẻ hầu người hạ, cũng chẳng hề có một bà mụ đỡ đẻ.

Trở thành con tốt trong ván cờ quyền lực: Được hứa hôn ngay khi còn nhỏ, gia đình xảy ra biến cố kéo theo tai ương cuộc đời

Cũng chính vì ra đời trong một hoàn cảnh éo le thiệt thòi như vậy nên Thuận Thiên sớm đã được Linh Từ Quốc mẫu và Lý Huệ Tông yêu thương muôn phần. Chẳng bao lâu sau khi ra đời, nàng đã được Vua cha hứa hôn cho Phụng càn Vương Trần Liễu, bởi ông nghĩ, chỉ có cách cài cô con gái Công chúa của mình đi làm vợ của một Đại Vương nhà Trần thì mới có thể ngăn cản việc nhà Trần lật đổ nhà Lý. Có thể nói đây chỉ là một cuộc hôn nhân chính trị, nếu không muốn nói thẳng, Thuận Thiên Công chúa là con tốt thí trong ván cờ tranh giành quyền lực giữa hai gia tộc Lý - Trần.

Sau đó, đến năm 6, 7 tuổi, Thuận Thiên Công chúa phải thực hiện lời hứa hôn năm xưa của Vua cha mà theo về nhà chồng Trần Liễu sinh sống. Khi về nhà chồng, Công chúa Thuận Thiên đã được đối đãi rất tốt, chồng nàng vô cùng sủng ái yêu thương nàng. 2 năm tiếp theo đó, một cuộc chính biến đã xảy ra trong chính gia đình cha mẹ ruột của Thuận Thiên Công chúa, đúng hơn là trong chính triều đình nhà Lý.

Xem thêm: Dấu Hiệu Mang Thai Trai Hay Gái: 20 Điều Giúp Mẹ Đoán Chính Xác 99%


*

Cụ thể, mẹ nàng là Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung đã liên kết với Thái sư Trần Thủ Độ mà ép cha nàng Lý Huệ Tông thoái vị, nhường ngôi cho cô em gái Lý Chiêu Hoàng khi đó mới 6 tuổi lên làm Nữ vương (Nữ hoàng duy nhất trong sử Việt). Lý Chiêu Hoàng sau đó cũng bị mẹ ruột và Thái sư Trần Thủ Độ ép gả cho Trần Cảnh – em trai Trần Liễu.

Ít lâu sau đó, Nữ vương Lý Chiêu Hoàng cũng theo sự sắp đặt của mẹ và Thái sư mà nhường ngôi lại cho chồng Trần Cảnh, riêng mình thì lui về trở thành Hoàng hậu, phò tá cho chồng. Thế là triều đại nhà Trần bắt đầu từ đây nhưng bi kịch của Công chúa Thuận Thiên cũng từ đây mà hình thành.

Số phận trái ngang của một nàng Công chúa: phải lấy em rể khi đang mang thai con của chồng, bị em gái hiểu lầm

Sau khi cô em gái Lý Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu mà mãi chẳng thể sinh một mụn con cho Trần Cảnh (lúc này đã là Vua Trần Thái Tông), cộng với sức khỏe yếu ớt, dễ bị bệnh nên một lần nữa, chỉ vì hai chữ "quyền lực" mà Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung và Thái sư Trần Thủ Độ nhẫn tâm sắp bày một chuyện trái với lẽ thường, làm cho mối quan hệ giữa chị em Công chúa Thuận Thiên đổ vỡ. Đó là ép Trần Cảnh phế truất ngôi vị Hoàng hậu của Lý Chiêu Hoàng và bắt chị vợ, đồng thời cũng là chị dâu - Công chúa Thuận Thiên về thay thế để sinh con nối dõi cho mình.

Trái ngang một chỗ, khi ấy, Thuận Thiên Công chúa đã mang thai con của Trần Liễu được 3 tháng. Vì vậy quyết định của mẹ ruột mình đã phần nào khiến Công chúa Thuận Thiên cảm thấy phẫn uất buồn bã. Về phần Lý Chiêu Hoàng, nàng cũng ít nhiều hiểu lầm về chuyện này, cứ tưởng chị ruột nhẫn tâm cướp đi người chồng mình thương yêu. Chưa kể, điều này cũng khiến mối quan hệ giữa hai anh em Trần Liễu – Trần Cảnh trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.


*

Nhưng cuối cùng, chỉ vì lợi ích gia tộc và cuộc sống mang danh phận Công chúa, Công chúa Thuận Thiên cũng đành cắn răng nghe theo trong nỗi tủi nhục không sao kể xiết.

Hạnh phúc nhỏ nhoi sau cùng và phận đời kết thúc ở tuổi 32

Sau khi thay em gái mình làm Hoàng hậu, chẳng bao lâu sau, Thuận Thiên đã sinh ra một đứa con trai đặt tên là Trần Quốc Khang, thực chất đứa con này là của Trần Liễu. Tiếp đó, nàng mới sinh đứa con trai chính thức của Trần Cảnh có tên là Trần Hoảng vào năm 1940. Về sau, đứa trẻ này đã trở thành Vua Trần Thánh Tông nổi tiếng anh minh trong sử Việt. Một năm sau đó, Thuận Thiên Hoàng hậu tiếp tục sinh người con thứ 3 có tên Trần Quang Khải, cũng là một vị anh hùng của dân tộc Việt về sau.

Tuy cuộc đời lắm nỗi muộn phiền khi trải qua nhiều danh phận từ Công chúa nhà Lý, cho đến Hoàng hậu, Thái hậu nhà Trần, song Thuận Thiên vẫn là một phụ nữ hạnh phúc bởi bà được làm mẹ của những người con trai vô cùng tài ba. Năm 1248, bà qua đời khi chỉ vừa tròn 32 tuổi, được truy tôn là Hiển từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu. Điều đặc biệt là mặc dù bà đã trở thành vợ vua Trần Thái Tông - Trần Cảnh nhưng ở ấp A Sào (nay là xã An Thái, Quỳnh Phụ, Thái Bình), miếu thờ bà vẫn được lập cạnh đền thờ của người chồng đầu Trần Liễu.