Cấp lại sổ bảo hiểm xã hộithủ tục như thế nào? Có rất nhiều trường hợp do sơ xuất người lao động làm mất, làm hỏng sổvà thông tin trong sổ BHXH của cá nhân bị sai. Khi đó người lao động cần thực hiện xin cấp lại sổ BHXH để hưởng các chế độ BHXH trong tương lai.
Bạn đang xem: Cấp lại sổ bhxh đã hưởng trợ cấp 1 lần

Mất sổ bảo hiểm xã hội có làm lại được không?
1. Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội làgì?
Hiện nay vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan mà sổ bảo hiểm xã hội của người lao động bị sai thông tin, mất, hỏng sổ do ngoại cảnh... Khi đó người lao động cần làm thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
1.1 03 trường hợp đượccấp lại sổ BHXH
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 46 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có 03 trường hợp người tham gia BHXH được cấp lại sổ BHXH như sau:
Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần còn thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện chưa hưởng;
Cấp lại bìa sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch;
Cấp lại tờ rời Sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất sổ, hỏng sổ;
Các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm khi bị mất sổ, hỏng sổ đảm bảo người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.
1.2 Có đượccấp lại sổ BHXH sau khi rút BHXH 1 lần không?
Trên thực tế, khi người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp, đơn vị sẽ đồng thời tham gia cả bảo hiểm thất nghiệp. Việc có được cấp lại sổ BHXH sau khi lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần không sẽ tùy thuộc vào đề nghị của người lao động và giá trị sử dụng của sổ BHXH cũ.
Trường hợp người lao động đã hưởng BHXH 1 lần và bảo hiểm thất nghiệpthì cơ quan BHXH sẽ không thực hiệncấp lại sổ BHXH cho đến khi khi người lao động tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc tại công ty mớihoặc tham gia BHXH tự nguyện.
Đối với trường hợp người lao độngtiếp tục tham gia BHXH ở công ty mới,cầnthực hiện việc kê khai mã số BHXHcá nhânlà số sổ BHXH cũ đã cấp trước đóvào tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYTtheo mẫu TK1-TS vànộp cho công tymới đểkhibáo tăng lao độnglêncơ quan BHXH sẽ được cấp sổ bảo hiểm mới cho người lao độngtheo mã số BHXH cũ đã cấp trước đó.

Các trường hợp xin cấplại sổ bảo hiểm sau khi đã rút BHXH 1 lần
Trường hợp người lao động đã hưởng BHXH 1 lần nhưng còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng thì có thể yêu cầu cơ quan BHXH có thẩm quyền cấp lại sổ BHXH để thuận tiện cho việc làm thủ tục hưởng quyền lợi từ BHTN sau này (căn cứ quy định tại tiết2.1 Khoản 2, Điều 46, Quyết định số 595/QĐ-BHXH).
Đồng thời, cơ quan BHXH sẽ thực hiệnin lại tờ bìa sổ BHXH và tờ rời bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động theo yêu cầu.
2. Hồ sơ và thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Cơ quan thực hiện:cơ quan BHXH cấp huyện, cấp Tỉnh.
Đối tượng thực hiện:Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã;
2.1 Hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH
Thành phần hồ sơ được quy địnhtại Điều 27 và Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Tùy theo từng trường hợp mà người tham gia cần chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng như sau:
Viết tắt: Mẫu TK1-TS:Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
Trường hợp và thành phần hồ sơ tương ứng | Số lượng |
1. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: - Mẫu TK1-TS | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
2. Trường hợp gộp sổ BHXH: - Mẫu TK1-TS - Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
3. Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, quốc tịch, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH | Bản chính: 0 Bản sao: 0 |
3.1. Đối với người tham gia: - Mẫu TK1-TS - Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng như sau: a) Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ căn cước/ chứng minh thư/hộ chiếu. Nếu là Đảng viên: lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi kết nạp. b) Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc. | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
3.2. Đối với Đơn vị: - Mẫu Trong trường hợp NLĐ nộp hồ sơ qua đơn vị. - Xác nhận Tờ khai TK1-TS khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ BHXH: thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận; - Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS). | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
4. Trường hợp ghi xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH trước năm 1995: - Tờ khai mẫu TK1-TS - Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng với từng trường hợp sau: | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
- Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của NLĐ, - Quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương...; | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Nếu không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có văn bản xác nhận của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH, trong đó đảm bảo NLĐ có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần. Trường hợp đơn vị đã giải thể thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận. | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng lý lịch do NLĐ khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của NLĐ khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận. b) Giấy xác nhận chưa nhận chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời gian ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận. 4.3.1. NLĐ có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ và người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương: - Hồ sơ như tại điểm a, b nêu trên; -Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước) cấp. Trường hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ BHXH của Cục Quản lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của NLĐ. 4.3.2. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố với các tổ chức kinh tế của nước ngoài: - Hồ sơ như tại điểm a, b nêu trên; - Bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp NLĐ được cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người. Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi. Trường hợp không có Quyết định cử đi thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử NLĐ, trong đó ghi rõ thời gian NLĐ được cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. 4.3.3. Người đi học tập, thực tập ở nước ngoài: - Hồ sơ như tại điểm a, b nêu trên; - Bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người. Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi. Trường hợp không có Quyết định cử đi thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian người lao động được cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. 4.3.4. Người đi làm chuyên gia theo Hiệp định của Chính phủ: - Hồ sơ như tại điểm a, b nêu trên; - Bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường hợp người lao động được cử đi làm chuyên gia bằng một Quyết định chung cho nhiều người. Trường hợp không còn bản chính Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi. Trường hợp không có Quyết định cử đi thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử người lao động, trong đó ghi rõ thời gian cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cử đi không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. - Giấy xác nhận của cơ quan quản lý chuyên gia về việc đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước và đóng BHXH theo quy định của Nhà nước của chuyên gia trong thời gian làm việc ở nước ngoài. | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
4.4. Đối với cán bộ có thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn bao gồm cả chức danh khác theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH: a) Hồ sơ, lý lịch gốc của cá nhân; b) Các giấy tờ liên quan chứng minh thời gian làm việc ở xã, phường, thị trấn (danh sách, Quyết định phân công, Quyết định hưởng sinh hoạt phí...). | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
4.5. Đối với người có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có quy mô toàn xã: Trường hợp không có giấy tờ nêu trên nhưng có cơ sở xác định NLĐ có thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã thì UBND cấp xã phối hợp với Đảng ủy, HĐND xã nơi NLĐ kê khai có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã xác minh, nếu đủ căn cứ xác định người lao động có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã thì có văn bản (biên bản) xác nhận về thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã, thời gian công tác giữ chức danh, chức vụ theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 250/QĐ-TTg và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. c) Danh sách phê duyệt hồ sơ tính thời gian làm Chủ nhiệm Hợp tác xã của UBND tỉnh. | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
a) Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc thôi việc (Trường hợp quân nhân bị mất quyết định phục viên, xuất ngũ thì cung cấp giấy xác nhận của Thủ trưởng cấp Trung đoàn và tương đương trở lên nơi trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ hoặc trực tiếp quản lý đối tượng sau khi phục viên xuất ngũ tại địa phương). | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
5. Điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS); b) Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan tới việc điều chỉnh. | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
2.2 Quy trìnhthực hiện thủ tục cấp lại sổ BHXH
Bước 1. Lập hồ sơ theo trường hợptương ứng tại mục 2.1
Bước 2. Nộp hồ sơ (nơi nộp và hình thức nộp)
1. Người tham gia
a) Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
b) Người tham gia BHXH tự nguyện:Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
c) Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
2. Đơn vị
Đơn vị sử dụng lao động,UBND xã,Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu; Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ BHXH:kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính côngcác cấp.
Hình thức nộp hồ sơ
a) Người tham gia:
Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan BHXH, Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp;
Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
Thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan BHXH:cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
b) Đơn vị:
Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
Bước 3:Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao độngbiết.
Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 4.Nhận kết quả giải quyếtyêu cầu.
Người tham gia nhận sổ BHXH, thẻ BHYT tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính côngcác cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính côngcác cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
3. Điểm khác biệt của sổ được cấp lại với sổ cấp lần đầu
Căn cứ vào Quyết định số 1035/QĐ-BHXH, sổ bảo hiểm xã hội khi được cấp lại sẽ khác sổ được cấp lần đầu ở tiêu thức sửa đổi (nếu là sổ cấp lại do sai tiêu thức đó) và có một số yếu tố phân biệt sổ được cấp lại như sau:
Nội dung in trên bìa sổ (trang 1) của sổ cấp lại, dưới dòng ghi “số sổ” thì buộc có thêm dòng ghi “Cấp lần …” bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm. Nếu cấp lại lần thứ 2, thì ghi “Cấp lần 2”; cấp lại lần thứ 3, thì ghi “Cấp lần 3”.
Ở sổ cấp lại các tiêu thức về ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ thì trên sổ cấp lại sẽ in theo nội dung mới nếu là cấp lại sổ do sai các thông tin này.
Nội dung in trong tờ rời sổ: được in và lưu lại các thông tin phục vụ cho việc tính BHXH trong tương lai.
Việc cấp lại sổ bảo hiểmđảm bảo không làm ảnh hưởng tới bất cứ quyền lợi nào của những người tham gia.
4. 02 cách xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trực tuyến
Hiện nay có 2 cách xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội online để người lao động thuận tiên hơn trong việc xin cấp lại mà không cần trực tiếp đến cơ quan BHXH.
4.1 Cấp lại sổ BHXH qua cổng Dịch vụ công quốc gia
Để thực hiện cách này bạn cần có tài khoản đăng nhậpcổng dịch vụ công quốc gia. Hướng dẫn các bước đăng ký bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Sau khi đã có tài khoản đăng nhập. Bạn đã có thể thực hiện cấp lại sổ BHXH trên cổng DVC quốc gia như sau:
Truy cập website cổng DVC quốc gia -https://dichvucong.gov.vn/=> và thực hiện đăng nhập tài khoảnđối với cá nhân.
Lưu ý: hệ thống sẽ gửi mã xác thực OTP qua tin nhắn đến số điện thoại đăng ký tài khoản.

Hướng dẫn thực hiện cấp lại sổ BHXH qua cổng Dịch Vụ Công
Tại chức năng tìm kiếm bạnđiền "sổ bảo hiểm xã hội" để tìm kiếm các nghiệp vụ hỗ trợ liên quan đến sổ BHXH. => Chọn "Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế"
Bạn cầnthực hiện thủ tục theo hướng dẫn quy trình các bướctại mục 2.2 căn cứtheo trường hợp cụ thể của mình.
4.2Cấp lại sổ BHXH qua ứng dụng Vss
ID
Người dân muốn thực hiện theo cách này cần có tài khoản đăng nhập ứng dụng Bảo hiểm xã hội số Vss
ID trên điện thoại.Với cách này có ưu điểm làthuận tiện và có thể thực hiện ở bất cứ đâu (đảm bảo thiết bị có thể truy cập/ kết nốiinternet).
Người lao động đăng nhập vào Vss
ID => chọn chức năng Dịch Vụ Công => chọn "Cấp lại sổ BHXH không làm thay đổi thông tin".
Như vậy, trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử e
BH đã gửi tới bạn đọc những thông tin có liên quan đến vấn đề xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Mong rằng có thể mang đến cho người lao động những thông tin hữu ích nhất.


Theo quy định của pháp luật thì những người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ đều được cấp cho sổ bảo hiểm, những sổ bảo hiểm này ghi lại đầy đủ thông tin cá nhân và quá trình tham gia bảo hiểm của một cá nhân. Từ đó, đảm bảo cho quyền lợi của người lao động khi gặp các sự cố trong cuộc sống của mình. Thế nhưng, một số người thắc mắc liệu đã rút tiền BHXH 1 lần thì còn được cấp sổ nữa hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để nắm được câu trả lời nhé.

1. Cấp lại sổ BHXH đã hưởng trợ cấp 1 lần
Người lao động sẽ được rút bảo hiểm xã hội 01 lần khi thuộc vào những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 có quy định là người lao động sẽ được rút bảo hiểm xã hội 01 lần khi thuộc vào một trong số các trường hợp sau đây:
– Người lao động đã đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định của Bộ luật Lao động nhưng chưa tham gia đủ 20 năm BHXH;
– Người lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 04 tháng (năm 2021) mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
– Người lao động có ý định ra nước ngoài để định cư;
– Người lao động đang mắc phải một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và một số bệnh lý khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Đối tượng là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
– Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không muốn tiếp tục tham gia đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
2. Thủ tục cấp lại sổ BHXH đã hưởng trợ cấp 1 lần
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ đề nghị cấp lại sổ cũng sẽ khác nhau
– Đối với trường hợp cấp lại sổ do bị mất, hỏng thì người lao động chỉ cần chuẩn bị tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu số TK1-TS;
– Đối với trường hợp cấp lại sổ do có sự thay đổi về thông tin cá nhân như: Họ tê, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc…thì người tham gia chuẩn bị tờ khai theo mẫu số TK1-TS và người sử dụng lao động thì chuẩn bị bảng kê thông tin theo mẫu số D01-TS.
Về thời hạn giải quyết, người lao đọng nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH có thẩm quyền hoặc nộp thông qua doanh nghiệp đang công tác thì thời gian gải quyết sẽ được xác định:
– Trong vòng 5 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ;
– Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch hoặc trường hợp mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ.
– Trong thời gian 45 ngày đối với trường hợp cần phải xác minh quá trình tham gia BHXH ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị khác nhau mà người lao động đã công tác.
3. Hồ sơ cấp lại sổ BHXH đã hưởng trợ cấp 1 lần
Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 và Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1.Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
“Điều 29. Cấp sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Như vậy:
– Hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Ngoài ra, bạn cần xuất trình thêm sổ hộ khẩu/sổ tạm trú và chứng minh nhân dân.
– Nơi nộp: Cơ quan BHXH cấp huyện nơi cấp sổ hoặc chốt sổ cuối cùng hoặc đang tham gia đóng.
– Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Tại Quyết định số 1035/QĐ-BHXH thì sổ bảo hiểm khi được cấp lại sẽ có một vài điểm khác so với sổ gốc ban đầu, đó là:
– Nội dung ở bìa sổ
Bìa sổ sẽ được ghi thêm thông tin về “Cấp lần…” bằng chữ in thường, nếu cấp lại lần đầu thì sẽ được ghi “Cấp lần 2”, cấp lại lần hai thì sẽ được ghi “Cấp lần 3”.
– Nội dung trong tờ rời
+ Nếu đang trong quá trình tham gia mà người lao động yêu cầu cấp lại sổ BHXH thì dưới phần ghi quá trình đóng BHXH, BHTN thì sẽ in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
+ Nếu người lao động đã hưởng BHXH 1 lần và có yêu cầu cấp lại sổ để bảo lưu quá trình đóng BHTN thì dưới phần ghi quá trình đóng BHTN sẽ in dòng tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
Xem thêm: Cách Live Stream Facebook Màn Hình Máy Tính Chi Tiết, Đơn Giản
Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Thủ tục cấp lại sổ BHXH đã hưởng trợ cấp 1 lần mới nhất 2023. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!