Người xưa có câu: “Con người chỉ cần hai năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học im lặng”, quả thật vậy!

Một người khôn ngoan luôn hiểu rằng, im lặng không phải là sự chịu đựng chấp nhận thua cuộc, càng không phải là sự yếu đuối mà là một nghệ thuật trong cuộc sống, phải mất rất nhiều thời gian mới có thể thấu hiểu được.

Bạn đang xem: Ý nghĩa của sự im lặng

Người ta ví “im lặng là vàng”, quả không ngoa chút nào, bởi im lặng là thứ hạng cao nhất về sự khôn ngoan của con người trong cuộc sống. Vì một lời nói, có thể cứu sống một người nhưng cũng có thể đem lại tai họa cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác. Cho nên cần phải học cách kiểm soát chính mình và biết im lặng đúng lúc.

Biết cách im lặng thì người khác sẽ không thể nào hiểu được quan điểm của ta như thế nào và cũng không phán đoán được là ta đang ở trạng thái nào, từ đó sẽ không phát sinh ra những mâu thuẫn không đáng có. Chẳng ai biết được, liệu những gì ta nói ra có giúp cho người khác trở nên tốt hơn hay không hay lại càng tồi tệ hơn, vậy nên hãy cân nhắc thật kĩ trước khi nói. Cổ nhân thường dạy “Uốn lưỡi chín lần trước khi nói” là vậy. Đừng để lời nói thành vũ khí vô tình làm tổn thương người khác.

Ảnh minh hoạ

Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng. Im lặng còn thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn về nhận thức của bản thân trước khi nói hay hành động. Im lặng cũng là để giữ hòa khí trong những xung đột hay va chạm. Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn đề nào đó mà mình chưa có quan điểm rõ ràng. Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác. Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để nuôi dưỡng tâm hồn, để yêu thương, tha thứ và độ lượng khoan dung. Im lặng đôi khi còn là câu trả lời chính xác và hay nhất cho tất cả mọi vấn đề. Im lặng là để cuộc sống luôn được bình yên. Dù thời gian không biết nói nhưng nó sẽ luôn cho ta một đáp án chính xác nhất về sự im lặng.

Chúng ta thường có thói quen là hay nói ra hết những gì mình biết, có khi vì sự hiếu thắng và cho rằng, mình là người giỏi nhất, đúng nhất, đó là sai lầm lớn nhất của đời người. Im lặng giúp ta học được nhiều điều, nói như thế không có nghĩa là chỉ im lặng mà không nói gì. Nói là nhu cầu giao tiếp của con người, nhưng nên chọn thời điểm để nói và suy nghĩ kĩ trước khi nói, đó mới là kĩ năng giao tiếp của người khôn ngoan. Bởi nói là để khẳng định giá trị, bản lĩnh của mình nhằm thể hiện quan điểm, chính kiến. Lên tiếng là để chống lại cái ác, cái xấu, bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp. Lên tiếng để bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người khác, góp thêm niềm vui, tiếng cười cho cuộc sống.

Tạo hóa cho ta một cái miệng để nói nhưng lại cho hai cái tai để nghe. Hãy để lời nói trở nên giá trị hơn khi cân nhắc kĩ càng trước khi nói. Biết cách nói chuyện là kĩ năng cần thiết nhưng kĩ năng quan trọng hơn chính là biết khi nào thì nên im lặng. Đôi khi im lặng còn mạnh hơn rất nhiều so với những lời nói hoa mĩ có cánh.

Chúng ta mất 2 năm đầu đời để học nói, nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng. Sự im lặng đôi khi còn hơn cả ngàn lời nói


Văn hóa Ả Rập vào thế kỷ thứ IX có câu: “Lời nói là bạc, im lặng mới là vàng”. Im lặng đã luôn được đặt cao hơn lời nói, bởi vì không phải ai cũng làm được. Ý nghĩa của sự im lặng là gì? 


*

Im lặng tưởng dễ mà rất khó. Ảnh: workingwithsatya


Im lặng là gì?

Nếu bàn về năng lực nói của con người, thì ngoài chuyện nói hay, nói đúng, nói có tác dụng, bên cạnh đó còn có kỹ năng “không nói mà như nói rồi”.

Người Anh có câu: “Thùng rỗng thì kêu to, nước lặng thì chảy sâu”. Một người có khả năng khống chế lời nói sẽ được người khác tôn trọng và chấp nhận, lại còn phòng ngừa được vô số rắc rối.

Chúng ta là nô lệ của mỗi lời chúng ta nói ra, do đó im lặng là một kỹ năng cần thuần thục.

Vì sao lời nói lại thua sự im lặng?

Lời nói giống như viên đạn, bắn ra là không thu hồi được, do đó sức sát thương vô cùng lớn. Nghiên cứu cho thấy giọng nói càng cao, càng chát chúa thì ảnh hưởng tới hệ thần kinh càng tiêu cực.

Do đó lời nói mà không hay, không vui, không chân thành thì chẳng khác gì xát muối vào trái tim. Chỉ có lời chân thành và cẩn trọng mới giúp tâm hồn phát triển.

Người Ả Rập cũng lại có câu: “Lời nói đáng giá 1 đồng, nhưng sự im lặng đáng giá tới 2 đồng”. Lời nói phản ánh thế giới nội tâm của bạn. Do đó nếu bạn cảm thấy mình sắp nói những lời khiến đối phương hiểu sai ý của mình, hiểu sai con người của mình thì tốt nhất bạn đừng nên nói ra.


*

Nếu đã nói, hãy nói lời dễ nghe. Ảnh: theglobeandmail


Sức hút của sự im lặng

Nếu đã từng đọc tiểu thuyết Chạng vạng (Twilight) của nhà văn Stephenie Meyer, bạn sẽ thấy được sức hút mãnh liệt của sự im lặng.

Vì sao một cô gái bình thường như Bella Swan lại thu hút được ma cà rồng Edward Cullen? Bởi vì Edward có năng lực phi thường là nghe được mọi suy nghĩ trong đầu người khác, nhưng anh lại không nghe được suy nghĩ của Bella.

Bởi vì không biết đối phương nghĩ gì, nên mới bị đối phương thu hút. Tương tự trong bất kì mối quan hệ nào, nếu bạn phơi bày quá rõ dụng tâm của mình, chắc hẳn sẽ bị người khác đánh giá, hay nói cách khác là bị thất sủng trong mắt người khác. Do vậy, im lặng, lắng nghe, chắt lọc lời nói vừa tinh khôn, vừa ý nhị mà lại hài hước, đó chính là bí quyết của thành công.

Im lặng là cội nguồn của sự sống

Trong cuốn sách A book of Silence, tác giả Sara Maitland đã mô tả về mối quan hệ sợ – ghét của con người đối với sự im lặng. Con người dường như không bao giờ muốn sự im lặng.

Chẳng hạn khi bạn đi vào trung tâm mua sắm hay quán cà phê, sẽ luôn có tiếng nhạc. Ở nhà bạn cũng sẽ bật tivi dù không hề nghe. Khi rảnh rỗi một chút bạn lại muốn tám chuyện, dường như con người đánh đồng sự im lặng với nỗi cô đơn, tịch mịch. Chỉ khi nghe được âm thanh huyên náo họ mới có cảm giác mình đang sống.


*

Đâu chỉ tiếng chim hót mới là sự sống. Ảnh: petkeen


Có lẽ chúng ta đã quên mất rằng, sự im lặng mới chính là âm thanh của sự sống. Ánh sáng, thủy triều dâng, sự sinh sôi của tế bào… đều không hề phát ra âm thanh. Con người sợ sự im lặng vì chúng ta không hiểu được ý nghĩa thực sự của nó. Im lặng không có nghĩa là không phát ra tiếng, mà còn hơn như thế rất nhiều. Im lặng là một hiện tượng tự nhiên, là cội nguồn của năng lượng sáng tạo mà tất cả chúng ta đều đang sống nhờ vào đó.

Im lặng giúp chúng ta sống thọ hơn

Con người quen sống trong một thế giới ồn ào với đủ thứ tạp âm. Tiếng ồn không chỉ gây khó chịu mà còn gây hại. Một nghiên cứu của Đại học Cornell (New York, Mỹ) cho thấy những nhân viên văn phòng thường xuyên phải nghe tiếng chuông điện thoại, tiếng máy fax, tiếng máy nghiền giấy… thì hàm lượng adrenalin trong nước tiểu của họ khá cao.

Trong khi đó, các nhân viên làm việc trong văn phòng yên tĩnh thì adrenalin trong nước tiểu của họ lại thấp hơn nhiều. Tâm trạng của họ cũng thoải mái và ít căng thẳng hơn.

Khi cho hai nhóm nhân viên giải câu đố: nhóm 1 không đủ kiên nhẫn mà dễ dàng phát cáu và bỏ cuộc. Biểu hiện này hoàn toàn trái ngược với nhóm 2.

Nghiên cứu cũng cho thấy những nhân viên làm việc trong văn phòng yên tĩnh thì buổi tối họ ngủ ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn, cảm thấy hài lòng sau mỗi ngày làm việc và không phát cáu khi về nhà.

Nói tóm lại, môi trường ồn ào chỉ khiến năng suất giảm xuống và tâm trạng tiêu cực thì tăng lên.

Hiểu được những ý nghĩa của sự im lặng để vận dụng cho đúng

*

Trong bài viết Enjoy the Silence, tác giả người Ireland Tony Cuckson có nhắc tới 5 ý nghĩa của sự im lặng gồm:

1. Im lặng là sáng tạo

Để tăng cường khả năng sáng tạo, bạn cần làm việc trong môi trường im lặng. Nhiều người thích nghe nhạc khi làm việc nhưng tiếng nhạc hay tiếng tivi đều làm giảm sự tập trung của bạn. Bạn chỉ nên nghe nhạc khi làm công việc không cần dùng tới đầu óc, chẳng hạn dọn nhà cửa.

Còn sự sáng tạo chỉ đến trong một môi trường yên tĩnh. Do đó, những nhà thơ nhà văn, các chuyên gia chiến lược, chuyên gia tình báo, nhà phát minh… đều làm việc trong môi trường im lặng.

2. Ý nghĩa của sự im lặng giúp xây dựng lòng tin

Khi bạn im lặng, cái tôi của bạn sẽ tạm thời ngưng hoạt động. Vì không nghe thấy cái tôi gào thét, nên bạn có cơ hội “nhìn thấu hồng trần”. Lúc này bạn sẽ nghe thấy tiếng nói nội tâm của mình.

Thay vì nghe những lời người khác nói, hãy nghe chính bản thân mình. Dựa vào giới hạn vào khả năng của bản thân để vạch ra phương hướng, đường lối phù hợp với mình.


*

Im lặng giúp bạn “nhìn thấu hồng trần”. Ảnh: Getty Images


3. Im lặng cho bạn cơ hội được nghỉ ngơi

Thế giới này quá năng động khiến chúng ta lúc nào cũng rơi vào tình trạng bồn chồn, đi cũng không vững, ngồi cũng không yên, lúc nào cũng nhấp nha nhấp nhỏm. Tất cả những biểu hiện đó cho thấy trong đầu bạn có quá nhiều tiếng ồn, chúng không cho phép bạn nghỉ ngơi và tận hưởng “’giây phút này”.

Vì thế, mỗi ngày hãy dành ra nhiều thời gian hơn để tận hưởng sự yên tĩnh, hít thở và tái tạo năng lượng.

4. Khi im lặng, bạn có thể lắng nghe

Im lặng không chỉ giúp bạn lắng nghe người khác, mà còn là lắng nghe chính mình. Sự im lặng nội tâm sẽ giúp tấm lòng của bạn rộng lớn như bầu trời (biết bao dung với người khác) và sâu như biển cả (biết nhấn chìm mọi vấn đề không thiết yếu). Đây chính là một ý nghĩa của sự im lặng trong cuộc sống.

5. Ý nghĩa của sự im lặng cho thế giới hòa bình

Khi ngôn ngữ đi quá giới hạn, nó là giọt nước tràn ly dẫn tới mâu thuẫn. Rất nhiều vụ án mạng xảy ra đều do mâu thuẫn trong gia đình. Bởi vì là người trong gia đình, nên chúng ta cho mình cái quyền to tiếng dạy bảo nhau, dẫn tới quá sức chịu đựng của người khác. Ai cũng có lỗi lầm, nhưng lỗi lầm cần được chỉnh sửa bằng tình yêu và sự tôn trọng.

Bởi vì bạn không thể kiểm soát những gì người khác nói, nên tốt nhất hãy kiểm soát chính mình. Những người không hiểu được sự im lặng của bạn, cũng có thể không hiểu những gì bạn nói. Nhưng khi bạn im lặng, cả thế giới xung quanh sẽ bình tĩnh lại. Chỉ có thời gian là vẫn trôi và lặng lẽ xóa mờ rạn nứt. Đừng bao giờ bỏ qua bất kì cơ hội nào để được im lặng. “Cái miệng hại cái thân”, do đó đừng mở miệng tùy tiện nhé.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc bằng tốt nghiệp thpt có xếp loại tốt nghiệp thpt 2020

Hy vọng 5 ý nghĩa của sự im lặng mà Harper’s Bazaar Vietnam phân tích ở trên sẽ hữu ích cho bạn trong cuộc sống.

 Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam