Sau khi rời khỏi sự bảo bọc của cơ thể mẹ và cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh phải tự học cách hít thở, thích nghi với môi trường mới,,.. Để trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh thì cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi vô cùng quan trọng, có khá nhiều việc mà bậc phụ huynh cần chú ý.

Bạn đang xem: Cách nuôi trẻ dưới 1 tuổi

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong 1 tuần đầu

1.1. Lưu ý giữ ấm cho trẻ

Khoảng thời gian 7 ngày đầu sau khi chào đời là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với trẻ. Bởi đây vẫn còn là giai đoạn chu sinh của trẻ và nguy cơ tử vong vẫn còn cao, chiếm 50% nếu chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi sai cách. Trong khoảng thời gian này, vì ngủ quá nhiều nên sọ não thần kinh của trẻ sơ sinh sẽ bị ức chế, chỉ khi ướt tã hoặc đói trẻ mới thức dậy. Vì vậy cha mẹ cần có sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt.

Điều cha mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ dưới 1 tháng tuổi là luôn giữ ấm cho trẻ nhỏ. Nếu để thân nhiệt của trẻ sơ sinh bị hạ và bị rét kéo dài sẽ tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập và khiến trẻ mắc nhiều bệnh. Hãy để trẻ nằm cùng mẹ nếu không có vấn đề gì xảy ra sau sinh, bởi điều này không chỉ gắn kết tình mẫu tử mà còn giúp trẻ nhận được hơi ấm từ cơ thể mẹ. Đồng thời, người mẹ có thể quan sát trẻ mọi thời điểm, xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

*

Cần giữ ấm tốt cho cơ thể cho trẻ sơ sinh chưa đầy tháng

1.2. Sữa non là nguồn dinh dưỡng chính

Cha mẹ cần ghi nhớ rằng trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn rất lớn, cần cho bú mẹ càng sớm, tốt nhất là ngay sau khi chào đời. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 7 ngày tuổi, mẹ cần phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ngay, chứ không nên tuân theo thời điểm cố định nào.

Trong thời điểm này, nguồn dinh dưỡng tốt nhất là sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh là sữa non. Khoa học đã chỉ ra, trong 7 ngày đầu sau sinh sữa mẹ chứa lượng Ig
A cao gấp nghìn lần so với sữa công thức và trong 1cm3 có đến 4.000 bạch cầu với chức năng loại bỏ vi khuẩn đường ruột. Do đó, mẹ không nên bỏ sữa non mà hãy tận dụng cho trẻ ăn. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi nếu được cho uống sữa non ngay sau khi chào đời sẽ làm giảm tỷ lệ bị tiêu chảy và viêm phổi.

*

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh

1.3. Các dấu hiệu sinh lý thông thường của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường xuất hiện một số dấu hiệu sinh lý thông thường như: phân đặc quánh, không mùi hoặc có màu xanh thẫm, đi ngoài phân su,... Tuy nhiên, nếu không thấy trẻ đi ngoài phân su quá 48h sau sinh, vàng da, sụt cân, thở rên hoặc thở nhanh, bị sặc khi bú, cứng hàm, tím tái, ngủ li bì, quấy khóc nhiều là biểu hiện bất thường. Lúc này, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thực hiện thăm khám sức khỏe để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với tình trạng đầu của trẻ xuất hiện bướu huyết thanh thì không nên chọc hút mà cần theo dõi thêm, bởi việc chọc hút có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm và khả năng cao bị nhiễm khuẩn.

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi khoa học

Giai đoạn trẻ chu sinh diễn ra cho đến khi trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi, đủ 28 ngày tuổi. Trong giai đoạn này, các khả năng dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ sẽ suy giảm nếu cha mẹ có biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Do đó, học cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là việc làm vô cùng cần thiết đối với tất cả các bậc làm cha mẹ.

2.1. Chăm sóc trẻ khi ăn

Phản xạ của trẻ nhỏ khi mới chào đời còn rất non nớt, vì vậy rất cần sự giúp đỡ từ người mẹ, nếu trẻ được cho ăn không đúng cách sẽ khiến trẻ bị nôn trớ, ọc sữa vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh việc thao tác đúng khi cho trẻ sơ sinh ăn, cha mẹ cũng nên hạn chế tình trạng trẻ bị nôn trớ sữa bằng cách bế trẻ và vỗ nhẹ tay vào lưng ngay sau khi cho trẻ bú sữa.

Khi ngủ nên để trẻ nằm nghiêng hoặc đặt đầu cao hơn một chút để giảm hiện tượng hít sặc, không nên để trẻ nằm sấp lúc ngủ khi trẻ chưa đầy tháng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nguồn bổ sung dưỡng tốt nhất cho sự tăng trưởng và sức khỏe của trẻ nhỏ chính là sữa mẹ. Do đó, nếu các mẹ hãy sử dụng sữa mẹ để nuôi trẻ cho đến khi trẻ đủ 1 tuổi nếu có đủ sữa. Người mẹ nên ăn đủ chất, nhiều bữa và uống nhiều nước mỗi ngày để có nguồn sữa dồi dào cho con bú.

*

Một số điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn

2.2. Chăm sóc rốn và tắm cho trẻ

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng qua đường rốn rất cao, vì vậy chăm sóc rốn mỗi ngày là việc làm vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần phải thực hiện. Sau khi cho bé tắm xong, hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh rốn và lau khô, không nên dùng các chất gì bôi lên rốn của trẻ. Hãy để rốn của trẻ sơ sinh thông thoáng và không băng kín nếu muốn rốn mau rụng.

Cha mẹ cần chuẩn bị bỉm, quần áo, nước tắm, khăn tắm, thuốc nhỏ mũi nhỏ mắt,.. trước khi tắm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi để giúp trẻ được làm sạch và giữ ấm ngay sau khi tắm. Không gian tắm của trẻ sơ sinh phải kín gió. Nếu không tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá mát thì cha mẹ có thể dùng xà phòng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh và trước khi mặc quần áo cần lau khô người trẻ. Không nhất thiết mỗi ngày phải tắm cho trẻ nếu thời tiết đang vào đông.

*

Mẹ có thể cho bé tắm trong thau, bồn khi cuống rốn của bé rụng

2.3. Quấn tã và đội mũ đúng cách cho trẻ

Nhiều mẹ vì lo sợ trẻ lạnh nên đội mũ suốt ngày đêm, dù trời lạnh hay nóng, tuy nhiên việc làm này không hề tốt. Trẻ dưới 1 tuổi thường thoát nhiệt thông qua da đầu nên các bậc phụ huynh cần lưu ý vị trí phía sau gáy của bé, nếu ban đêm thời tiết nóng hoặc khi ra ngoài thì chỉ cần cho bé đội mũ che thóp. Còn khi ở nhà thì hãy để đầu của trẻ được thoáng khí.

Cơ thể của trẻ dưới 1 tháng chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt nên việc đội mũ kín mít sẽ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, dẫn đến quấy khóc do ngứa, khó chịu, nhiều trường hợp làm thân nhiệt của trẻ tăng thêm và gây sốt cao.

Nhiều người cho rằng, trẻ sẽ ngủ ngon, ít quấy khóc và không bị giật mình nếu quấn tã chặt, tuy nhiên khoa học đã chỉ ra rằng việc làm này là không đúng. Hành động quấn chặt tã có thể làm cho khớp háng của trẻ bị ép phải hướng ra trước và duỗi thẳng, làm chân của trẻ nhỏ bị bí bách, khó chịu, nóng, lệch trục,..

*

Không nên quấn tã cho trẻ thật chặt bởi trẻ sẽ thấy khó chịu và thấy bí bách

2.4. Chăm sóc da, lưỡi, mắt, mũi

Cha mẹ cần lưu ý đến đôi mắt và làn da non nớt của trẻ khi chăm sóc trẻ chưa đầy tháng. Việc chăm sóc mắt và da cũng như lựa chọn sản phẩm chăm sóc cần đáp ứng các nguyên tắc:

Không để da của trẻ sơ sinh trực tiếp tiếp xúc với mỹ phẩm, xà phòng khô có chứa chất kích thích.

Ngay khi tã ướt cần thay tã ngay và dùng các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ để ngăn ngừa tình trạng kích thích (nước tiểu, phân,...) làm hăm đỏ da bé.

Luôn điều chỉnh độ ẩm phù hợp với da trẻ.

Không để mắt trẻ dính các hóa chất độc hại. Nếu trẻ xuất hiện tình trạng nhiều ghèn và nước mắt chảy nhiều sau sinh thì cha mẹ hãy dùng nước muối sinh lý chuyên dụng cho trẻ em để vệ sinh mắt mỗi ngày cho trẻ.

Lau mặt cho trẻ bằng khăn riêng.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mà các bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ cần nắm. Các bạn hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng để giúp trẻ có những bước đi đầu đời đầy hạnh phúc và thật vững chắc.

Không phải "nhiêm vụ bất khả thi", nhưng nếu không cẩn thận trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, sức khỏe bé cưng rất dễ bị ảnh hưởng. Chăm con thế nào mới đúng? Những lưu ý quan trọng nào cần nhớ? Cùng Marry
Baby điểm qua mẹ nhé!

Có thể nói, tháng đầu tiên sau khi sinh là giai đoạn khó khăn nhất với cả mẹ và bé. Dù còn rất đau và mệt mỏi, mẹ sau sinh cũng phải nhanh chóng học cách thích nghi với những việc mới mẻ: Cho con bú, bế con, chăm sóc và vệ sinh hàng ngày cho bé. Tương tự, bé mới sinh cũng rất vất vả học cách làm quen với môi trường bên ngoài. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có gì đặc biệt? Tham khảo ngay bài viết sau, mẹ nhé!


1. Chú ý sự thay đổi thân nhiệt trẻ sơ sinh

*

Không giống người lớn có thể tự điều hòa thân nhiệt, thân nhiệt trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Ngay cả trong những ngày hè oi ả, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị hạ thân nhiệt, nhất là các bé sinh non, không có đủ lớp mỡ dưới da để cách nhiệt. Mẹ nên chú ý giữ phòng của con luôn thoáng khí. Nếu sử dụng máy lạnh, bạn cũng không nên chỉnh nhiệt độ phòng quá thấp. Trung bình khoảng 26-28 độ C là vừa đủ.

Lưu ý: Không để trẻ nằm dưới máy lạnh, hoặc mở quạt trong phòng máy lạnh.

Ngoài ra, với các cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh giao động từ 36,5-37 độ C nếu đo nhiệt độ ở hậu môn. Mẹ nên cộng thêm 0,5 độ C nếu đo nhiệt độ ở nách, và 0,3 độ C nếu đo ở tai. Tùy theo trường hợp thân nhiệt trẻ tăng hoặc giảm, cách xử lý cũng khác nhau.


Thân nhiệt trẻ dưới 36 độ C: Mẹ cần ủ ấm cho bé ngay. Thân nhiệt từ 37,5 độ C: Mẹ có thể cởi bớt quần áo, hoặc thay áo mỏng, nhẹ hơn cho trẻ. Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C: Bé bị sốt cần được hạ sốt nhanh. Mẹ có thể dùng khăn mát lau người. Nếu nhiệt độ không giảm, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay. Lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.


2. Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Trẻ sơ sinh không cần được tắm mỗi ngày. Tắm cho trẻ sơ sinh quá nhiều, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng xấu đến làn da của trẻ, do lớp bảo vệ độ ẩm trên da bị trôi đi. Tuy không cần tắm hàng ngày, nhưng việc vệ sinh rốn, bẹn và bộ phận sinh dục rất cần thiết.

Sau 5-7 ngày sau sinh, phần rốn còn lại của bé sẽ bắt đầu rụng. Cuống rốn là một vết thương hở, nêndễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý những dấu hiệu bất thường như rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần… Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm.

Chú ý: Mẹ cần làm sạch vùng rốn ít nhất 1 lần/ ngày bằng tăm bông chấm vào nước sôi để nguội và lau khô nhẹ nhàng.


3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi – Cẩn thận vàng da

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi rất dễ bị vàng da, nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh. Đây là hiện tượng vàng da sinh lý, sẽ nhanh chóng biến mất và không ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da kéo dài, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện, bởi bé có nguy cơ bị vàng da do bệnh lý. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.

Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng. Không chỉ giúp bổ sung vitamin D3 cho xương chắc khỏe, tắm nắng cũng là cách điều trị những trường hợp vàng da nhẹ đơn giản tại nhà.

4. Thay tã cho trẻ sơ sinh

Dù lần đầu làm mẹ, việc thay tã cho trẻ sơ sinh chắc cũng không làm khó được bạn. Tuy nhiên, điều mẹ cần quan tâm nhất là thời gian thay tã cho bé. Tiếp xúc với tã bẩn trong thời gian dài là nguyên nhân gây hăm tã thường gặp. Tốt nhất, mẹ nên thay tã cho bé sau 3-4 giờ, hoặc sau mỗi cữ bú. Khi thay tã, mẹ nên vệ sinh bộ phận sinh dục trẻ. Lưu ý, vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn “di cư” đến vùng kín của trẻ.


Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi xương rất yếu nên cần được bế đúng cách, nếu không sẽ dễ bị tổn thương. Mẹ có thể tham khảo cách bế trẻ sơ sinh của các y tá, điều dưỡng hoặc học hỏi kinh nghiệm của bà nội, ngoại. Ôm sát bé vào lòng, dùng tay đỡ lưng, đầu và cổ bé. Mẹ cũng nên âu yếm, dùng tay vuốt ve và hôn nhẹ bé. Hành động này sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.

6. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi – Giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ đối với chúng ta rất quan trọng, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Như chúng ta đã biết, trẻ ở độ tuổi này thường ngủ rất nhiều cụ thể là khoảng 16-18 tiếng và chỉ thức dậy lúc bú sữa mẹ và tiểu tiện. Vậy sao lại có những bé lại quấy khóc, không chịu ngủ và cách chăm sóc giấc ngủ cho bé như thế nào nhỉ?

Nhiều mẹ nghĩ con ngủ nhiều và dễ ngủ đâm ra chủ quan. Chính vì vậy, các mẹ nên tạo cho trẻ một không gian thoải mái, yên tĩnh khiến bé có một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tránh những tiếng động lớn để bé không phải bị giật mình.

Nhiều khi bố mẹ thường hay thắc mắc: “con nhà mình có vấn đề gì về sức khoẻ không mà khi nào cũng khóc đêm?”. Không đúng đâu các bố mẹ nhé, đấy là dấu hiệu bình thường trong sự phát triển của trẻ. Vậy nên, bố mẹ đừng nên để bé thức nhiều vào ban ngày để ban đêm dễ ngủ nhé!

7. Chăm sóc trẻ đúng cách với việc cho trẻ bú

*

Trong độ dưới 1 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu không thể thay thế được của trẻ bởi vì sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ tất cả những dưỡng chất thiết yếu mà trẻ cần cho quá trình phát triển. Chính vì lẽ đó, các mẹ nên chú ý vào chế độ dinh dưỡng của bản thân để cho sữa được nhiều và luôn khỏe mạnh để bảo vệ con.

Các mẹ cần lưu ý, trước và sau khi trẻ bú cần vệ sinh sạch sẽ đầu vú bằng cách nhúng khăn mềm vào nước ấm và lau sạch. Cách tốt nhất để cung cấp đủ cữ sữa cho trẻ là để bé tự quyết định bằng việc quan sát khi nào bé đói thì mẹ sẽ cung cấp ngay.

Xem thêm: Cách may trang phục cổ trang trung quốc đơn giản tại nhà, khám phá các trang phục cổ trang trung quốc

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tuy không quá phức tạp nhưng rất cần sự cẩn thận. Mẹ nên lưu ý những điều trên đây để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con yêu, nhất là trong giai đoạn bé cưng còn rất “mỏng manh, yếu đuối”.

Nguyên Hà

Các bài viết của Marry
Baby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.