Tổng hợp thông tin chi tiết lịch làm việc tại các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng Vietcombank mới nhất năm 2019 giúp người đọc chủ động hơn trong quá trình giao dịch tại ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng có lượng giao dịch lớn trong hệ thống ngân hàng với nhiều giao dịch từ rút, gửi, chuyển tiền, các giao dịch thẻ,...

Bạn đang xem: Giờ làm việc của ngân hàng vietcombank 2016

Trong năm 2019, ngân hàng Vietcombank tiếp tục duy trì lịch làm việc cũ đã áp dụng trong năm 2018. Việc nắm bắt được thông tin về giờ làm việc tại các ngân hàng sẽ giúp khách hàng có nhu cầu giao dịch có thể chủ động và thuận lợi hơn trong công việc. Thời gian làm việc chủ yếu của ngân hàng Vietcombank là từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, có một số chi nhánh đặc thù làm việc vào thứ 7.

Giữa các chi nhánh, phòng giao dịch của Vietcombank, giờ giao dịch không đồng nhất giữa các chi nhánh, phòng giao dịch, ở các khu vực Bắc - Trung - Nam do yêu cầu công việc hoặc đặc thù khí hậu, tập quán.

Đối với các giao dịch thông thường, khách hàng có thể đến trực tiếp ngân hàng vào giờ mở cửa để được thực hiện, tuy nhiên đối với các giao dịch liên quan đến tiền mặt nhất là vào cuối giờ chiều, khách hàng nên đến sớm hơn giờ đóng cửa. Riêng với giao dịch rút tiền, đặc biệt là số tiền lớn nên gọi điện báo trước để tránh tình trạng không đủ tiền mặt tại các phòng giao dịch.

Tính đến nay, Vietcombank có khoảng hơn 500 chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện trong và ngoài nước. Trong đó, có một trụ sở chính tại Hà nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 1 Văn phòng đại diện tại TP HCM, 2 công ty con tại nước ngoài và 4 công ty liên doanh, liên kết.

Ngoài ra, Vietcombank cũng phát triển mạnh hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Tại Hà Nội

Trụ sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch tại Hà Nội chỉ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần với giờ làm việc cụ thể như sau:

Sở giao dịch và các chi nhánh:

Sáng: từ 8h00 - 12h00

Chiều: từ 13h00 - 16h30

Các phòng giao dịch:

Sáng: từ 8h30 - 12h00

Chiều: 13h00 - 16h00

Tại TP HCM

Ở TP HCM, các chi nhánh, phòng giao dịch cũng chỉ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần với giờ làm việc cụ thể như sau:

Trụ sở giao dịch và các chi nhánh:

Sáng: từ 7h30 - 11h30

Chiều: từ 13h00 - 16h30

Các phòng giao dịch:

Sáng: từ 8h00 - 11h30

Chiều: 13h00 - 16h00

Tại các tỉnh, thành phố miền Bắc

Hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch tại khu vực này đều chỉ làm việc 5 ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, riêng Chi nhánh Lào Cai làm việc sáng thứ Bảy từ 7h30 - 11h30.

Các chi nhánh thuộc khu vực này gồm: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hạ Long, Móng Cái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Phố Hiến, Nam Phải Phòng.

Trụ sở giao dịch và các chi nhánh:

Sáng: từ 7h30 - 11h30

Chiều: từ 13h00 - 16h30

Các phòng giao dịch:

Sáng: từ 8h00 - 11h30

Chiều: 13h00 - 16h00

Tại các tỉnh, thành phố miền Trung

Các chi nhánh thuộc khu vực này gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Dung Quất, Bình Định, Quy Nhơn, Phú Yên, Khánh Hoà, Nha Trang, Ninh Thuận.

Các địa điểm này làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ Chi nhánh Đà Nẵng làm việc từ 8h00 - 11h00 vào sáng thứ Bảy.

Trụ sở giao dịch và các chi nhánh:

Sáng: từ 7h30 - 11h30

Chiều: từ 13h30 - 17h00

Các phòng giao dịch:

Sáng: từ 8h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 16h30

Tại các tỉnh, thành phố Tây Nguyên

Gồm các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng và Kon Tum, các chi nhánh phòng giao dịch của Vietcombank cũng chỉ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Trụ sở giao dịch và các chi nhánh:

Sáng: từ 7h30 - 11h30

Chiều: từ 13h30 - 16h30

Các phòng giao dịch:

Sáng: từ 7h30 - 11h30

Chiều: 13h00 - 16h00

Tại các tỉnh, thành phố miền Nam

Chi nhánh phòng giao dịch của Vietcombank tại khu vực này cũng chỉ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Các chi nhánh thuộc khu vực này gồm: Bình Dương, Sóng Thần, Bình Thuận, Nhơn Trạch, Đồng Nai, Biên Hoà, Long Khánh, Tây Ninh, Vũng Tàu, Bình Phước, An Giang, Châu Đốc, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Phú Quốc.

Trụ sở giao dịch và các chi nhánh:

Sáng: từ 7h30 - 11h30

Chiều: từ 13h00 - 16h30

Các phòng giao dịch:

Sáng: từ 8h00 - 11h30

Chiều: 13h00 - 16h00

Các chi nhánh Vietcombank làm việc thứ 7

Như đã nhắc đến ở trên, trong hệ thống ngân hàng Vietcombank hiện chỉ còn hai chi nhánh làm việc vào sáng ngày thứ Bảy hàng tuần là Chi nhánh Lào Cai (từ 7h30 - 11h30) và Chi nhánh Đà Nẵng (từ 8h00 - 11h00).

Để đảm bảo có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng và đúng giờ, khách hàng nên nắm rõ giờ làm việc ngân hàng Vietcombank hoặc gọi điện đến các chi nhánh, phòng giao dịch/ tổng đài (1900 54 54 13) để kiểm tra thông tin trước khi đến nơi.

*
*

Trong suốt chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Ngân hàng đã bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, chủ động vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, hoạt động an toàn, hiệu quả, đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiền thân là Cục Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển, luôn giữ vai trò là ngân hàng chủ lực, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, thể hiện bản lĩnh vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiên phong với những bước tiến vượt bậc, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, gương mẫu đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành Ngân hàng; có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Ngân hàng, sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước.
Sau khi chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần (tháng 6/2008) và niêm yết thành công cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam (tháng 6/2009), Vietcombank đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng thông qua việc ký kết Hợp đồng bán cổ phần cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank thuộc Tập đoàn Tài chính Mizuho - Tập đoàn tài chính lớn thứ ba tại Nhật Bản và thứ 20 trên thế giới vào tháng 9/2011, đây là thương vụ M&A lớn nhất khu vực tại thời điểm đó.
Giai đoạn 2010 - 2015, Vietcombank đã chủ động xây dựng và tích cực triển khai thực hiện Phương án cơ cấu lại đến năm 2015 đạt được những kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Tăng trưởng quy mô, hiệu quả kinh doanh và chất lượng tài sản luôn ở mức tốt hơn so với bình quân ngành Ngân hàng. Năng lực tài chính của Vietcombank được củng cố, chỉ số an toàn vốn được cải thiện. Công tác quản trị điều hành có nhiều đổi mới và chuyển dịch đột phá, năng lực quản trị được nâng cao và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.
Tiếp nối thành công Phương án cơ cấu lại đến năm 2015, Vietcombank đã tiên phong xây dựng Phương án cơ cấu lại đến năm 2020 với nhiều mục tiêu đầy thách thức và tham vọng như đứng đầu về quy mô lợi nhuận (mục tiêu đạt 750 triệu USD đến năm 2020 - tăng quy mô lợi nhuận gấp 3 - 4 lần), kiểm soát nợ xấu dưới 1% và là ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất.

Xem thêm: Tổng Hợp Những Câu Nói Hay Của Naruto, Đầy Ý Nghĩa Và Thông Điệp Đạo Đức


Giai đoạn 2016 - 2020 ghi nhận dấu ấn chuyển mình, bứt phá ngoạn mục của Vietcombank với sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô và hiệu quả kinh doanh, thiết lập đỉnh cao với những thành công tiếp nối, mở ra vận hội lớn cho Vietcombank trong giai đoạn phát triển kế tiếp. Những chuyển hướng quyết liệt, mạnh mẽ trong chiến lược, quản trị điều hành theo các chuẩn mực quốc tế và thông lệ tốt nhất đã nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nền tảng vững chắc cho một giai đoạn phát triển mới của Vietcombank, định vị ngân hàng số 1 tại Việt Nam và hướng tới hội nhập trong khu vực và trên thế giới.