Trang chủ
Kinh văn
Giảng Giải
Học tập
Học tập Đệ tử quy
Phim Hoạt Hình
Câu Chuyện Nhỏ – Trí Tuệ Lớn
Tấm Gương Đạo Đức
Tấm Gương Cảm Hoá

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360 GIẢNG GIẢI – TẬP 30

Chủ giảng: Thầy giáo, Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ
Thuyết minh: Hạnh QuangDownload toàn bộ MP3
http://www.tinhkhongphapngu.net/uploads/video/mp3/29_Quan
Thu
Tri
Yeu360/Quan%20Thu%20Tri%20Yeu%20030.mp3


Quần thư trị yếu 360 – Tập 30

TU THÂN – TỀ GIA – TRỊ QUỐC – BÌNH THIÊN HẠ

“Nhân mặc giám ư lưu thủy, nhi giám ư trừng thủy giả, dĩ k thanh thả tĩnh dã, cố thần thanh ý bình, nãi năng hình vật chi tình dã”, ở đây là một thí dụ. Chữ “giám” này chính là dùng nước để quán chiếu, để soi chiếu chính mình. Con người soi chiếu chính mình trên mặt nước phẳng lặng, bởi vì khi nước động mà bạn soi rọi gương mặt của mình sẽ không thấy rõ được. “Nhi giám ư trừng thủy”, có thể ở trên bề mặt vô cùng tĩnh lặng của nước mà soi thấy gương mặt của mình rõ ràng. Việc này là thí dụ về cái gì? Khi tâm con người bồn chồn, khi dục vọng quá nhiều, bồng bột xốc nổi, không nhìn thấy rõ được vấn đề của mình, mãi mãi chỉ có tâm bình trở lại thì mới dễ dàng phát giác được chính mình trong ý niệm và ngôn hành có lỗi lầm. Đương nhiên luôn luôn đều giữ gìn tâm bình, tâm tịnh, đây là tu dưỡng, đây là một mục tiêu. Cho nên phải luôn luôn nhắc nhở chính mình tâm phải tĩnh lặng.

Bạn đang xem: Quần thư trị yếu 360

Cũng như chúng ta hàng ngày mỗi buổi tối tự mình lắng đọng tâm tư, suy nghĩ lại xem mình hôm nay có những lời nào đã nói sai hay không, có những việc nào đã làm không được thỏa đáng? Đêm khuya thanh vắng, tự mình lắng đọng trở lại, “hôm nay sao mình không phát hiện, giờ mới phát hiện ra. “Giám ư trừng thủy”, mặt nước tĩnh lặng mới có thể soi rọi rõ ràng chính mình. Cũng như vậy, tâm của mình bình lặng lại rồi thì có thể quán chiếu đến vấn đề của chính mình. Cho nên ở đây nói đến vì sao mà có thể “giám ư trừng thủy, dĩ kỳ thanh thả tĩnh dã”, bởi vì mặt nước tịch lặng thì vừa trong sạch vừa tĩnh lặng. “Cố” nghĩa là từ chỗ này khiến chúng ta thể hội được, một con người tinh thần sảng khoái ý chí rất bình hòa, tâm tình rất bình hòa, vào lúc này tâm của họ liền có thể soi chiếu được rõ ràng tất cả người sự vật, tất cả sự việc phát sinh. “Nãi năng hình vật chi tình dã”; chữ “tình” này là chỉ chân tướng sự vật, nhìn thấy được rõ ràng. Cho nên có một câu cách ngôn nói: “Lấy gương tự soi thấy được dung mạo, lấy tâm tự soi thấy được lành dữ”, thấy được diện mạo của chính mình, hình thể, còn nếu lấy tâm thanh tịnh của chính mình để quán chiếu chính mình “thấy lành dữ”. Có thể mọi người đối với tâm bình tịnh, tâm thanh tịnh tương đối trừu tượng. Kỳ thực con người muốn tâm thanh tịnh thật không dễ dàng.

Ví dụ một chuyện ngụ ngôn. Có một tên trộm, vào một hôm giữa ban ngày đi đến một nhà giàu có để trộm vàng. Anh này cũng là người có “thiên tài”, cuối cùng cũng có thể tìm được nơi mà người ta cất vàng. Cầm vàng lên anh ta rất vui mừng, khi chuẩn bị rời đi, bởi vì là giữa ban ngày, lại là một nhà phú hộ giàu có, có đến mấy trăm người ở, làm gì có chuyện anh ta trộm vàng mà không bị phát hiện. Bị bắt quả tang tại trận và bị đưa đến nha huyện. Kết quả huyện thái gia sau khi hiểu được tình tiết vụ án, thấy lạ, tên đạo tặc này làm sao dám gây án ngay giữa ban ngày, nên mới hỏi hắn ta, “anh trộm đồ ngay giữa ban ngày thì sao có thể không bị phát hiện chứ. Anh không thấy chung quanh cũng có rất nhiều người hay sao?. Tên trộm này liền nói với quan huyện: “Có người sao, có người à, tôi chỉ có nhìn thấy vàng thôi, có người thật sao?. Câu chuyện này kỳ thực nếu chúng ta tỉ mỉ mà suy nghĩ, tâm con người chỉ cần có một điểm chấp trước thì họ sẽ dán mắt vào đó mà nhìn, liền bị nó nhiễm trước, tâm không thể bình được.

Ví dụ cha mẹ rất quan tâm thành tích của con cái, vậy thì chỉ nhìn vào cái thành tích đó, những thứ khác thì đều không nhìn thấy gì nữa, “dù sao thì con cũng phải học hành thật tốt vào cho ta thì được rồi”. Sau đó thường hay ở đó mà nói “đứa con này của tôi thật sự là thua kém người khác”. Người ở bên cạnh nói với bạn, “ồ, con của bạn thật là nhân từ, thật là có hiếu mà”. Họ liền nói: “có sao, nó đều không được gì cả”, họ không nhìn thấy. Như vậy khi chúng ta chỉ nhìn thấy thành tích thì sẽ không cảm nhận được điều tốt đẹp nào khác của trẻ, dần dần chúng cũng sẽ không có lòng tin, dần dần chúng sẽ cảm thấy bản thân mình không được gì cả.

Các vị xem, tâm con người một khi chấp trước, khi bất bình, hễ bới lông tìm vết thì nhìn người khác không được rõ ràng, cũng nhìn chính mình không được rõ ràng. Có một người vợ nọ rất là thú vị. Khi cô ấy trò chuyện với tôi, bởi vì cô có lần đến Lô Giang nghe giảng. Lần đó tôi có nêu ra một vấn đề, tôi nói “một câu chân ngôn để vợ chồng sống với nhau đến bạc đầu đó là chỉ nhìn vào ưu điểm của đối phương, không nhìn vào khuyến điểm của đối phương”. Cô nói sau khi cô nghe được câu nói này, trong đầu cô liền nổi lên một câu nói là “không có ưu điểm gì”. Sau khi đầu cô hiện lên câu nói đó thì tôi lại nói tiếp một ví dụ. Đó là lần tôi đi đến Chu Hải, tôi cũng giảng câu chân ngôn đó, đột nhiên có một người vợ đưa tay lên, sau đó đứng dậy nói “anh ấy không có ưu điểm gì cả”. Kết quả là nói xong thì cũng giống như cô ấy đang suy nghĩ. Sau đó thì tôi kiến nghị, sau khi chị trở về, hãy lấy một tờ giấy viết ra những ưu điểm của chồng mình, viết ra khuyết điểm của chồng mình, chị hãy khách quan bình tĩnh mà xem như thế nào. Kết quả cô trở về, cô nói cô đã viết ra một khuyết điểm của chồng mình, đó là điều gì vậy? Kiếm tiền quá ít. Việc này có thể xem là khuyết điểm hay sao?

Các vị xem, khi cô có một điểm chấp trước, một sự bất bình, anh chồng kiếm tiền sao mà quá ít, thì chỉ biết nhìn vào tiền bạc mà thôi, vậy thì những thứ khác đều không nhìn thấy. Các vị nói xem, đầu óc con người có sáng suốt hay không? Tâm có ái lạc thì sẽ không thể chánh, tâm có phẫn uất thì sẽ không thể chánh. Bạn đang có tâm trạng thì sao có thể chánh được chứ, tâm có ưu lo thì sao có thể chánh. Vì sao lại ưu lo? Ây da, chồng tôi kiếm tiền ít như vậy, con tôi học hành không được đứng đầu lớp, tôi thật là xấu hổ quá đi!. Cô có sự lo âu rồi thì tâm sẽ không chánh, tâm liền bất bình. Rất nhiều việc đều là dùng tâm tình để ứng đối, càng làm càng sai. Cho nên chúng ta muốn tinh thần sáng suốt, tâm trạng bình ổn, trước tiên phải sửa chữa tham – sân – si – mạn, những tập khí này phải trừ bỏ, nếu không cái tâm này cũng giống như nước chảy vậy, mỗi ngày đều bị sóng to gió lớn, đều không thể tịnh trở lại, sau đó chúng ta còn trách móc đủ điều, đều là do họ gây ra, đều là do việc gì đó tạo thành.

Các vị học trưởng, không phải là gió động, cũng không phải phướng động, mà là tâm của chúng ta động. Vọng tâm động, tập khí động, mới biến thành ra như vậy. Cho nên chúng ta “phản thân”. Vừa mở đầu điều căn bản trong việc xây dựng phẩm đức của quân vương. Ồ, các vị đều không có phản ứng, chút nữa chuẩn bị ở lại nửa giờ đồng hồ nhé.

“Điều căn bản trong việc xây dựng phẩm đức của quân vương không có gì quan trọng hơn việc chánh tâm. Tâm chánh thì thân chánh, thân chánh thì cận thần tả hữu chánh. Cận thần chánh thì triều đình chánh. Triều đình chánh thì quốc gia chánh. Quốc gia chánh thì thiên hạ chánh”.

Tôi thật là cảm động, các vị cứ nhìn tôi mà không nhìn vào sách. Cho nên con người muốn nhìn thấy rõ những sự việc phát sinh trong cuộc đời, trước tiên là phải thấy rõ chính mình, trước tiên cái tâm này phải thanh tịnh – bình đẳng thì mới được. Đương nhiên chúng ta trong quá trình tu dưỡng đức hạnh của chính mình cũng phải tánh và mạng cùng tu, thân thể của chính mình cũng phải chăm sóc cho tốt. Các vị xem, vừa mới bắt đầu đã nói “thần giả trí chi uyên dã”, tinh thần của bạn phải tốt. Bạn không thể mỗi ngày tinh thần đều ủ rũ, thân thể lại mắc đủ thứ bệnh, việc này sẽ liên lụy đến toàn bộ trạng thái tâm linh, thì sẽ không tốt. Chúng ta vẫn là phải dựa nhờ vào một thân thể khỏe mạnh để nâng cao linh tánh của chính mình, mượn giả tu chân.

Cho nên, trong “Đình Huấn Cách Ngôn” của Khang Hy có một đoạn rất hay. “Ít suy nghĩ có thể dưỡng thần, ít ham muốn có thể dưỡng tinh, ít nói chuyện có thể dưỡng khí. Con người mà tinh khí thần đều đủ thì thân thể sẽ khỏe mạnh, tinh thần luôn phấn chấn, nên gọi là “tinh đầy đủ không nghĩ đến dục, khí đầy đủ không nghĩ đến ăn. Một con người mà khí rất đầy đủ thì họ không cần ăn cơm, một ngày ăn một bữa là đủ. “Thần đầy đủ, tinh thần vô cùng tốt, thì không nghĩ đến ngủ. Con người nghỉ ngơi là không có tinh thần, cần phải nạp thêm năng lượng. Tinh thần tốt thì mỗi ngày đều ngủ rất ít. Việc này nhắc nhở chúng ta không nên suy nghĩ lung tung, việc đó sẽ làm hao năng lượng. 95% năng lượng của cơ thể đều là tiêu hao vào trong ý niệm, bạn nếu không nghĩ ngợi lung tung thì tâm sẽ thanh tịnh, đây là thần đầy đủ. Cho nên “ít suy nghĩ” rất quan trọng, không nên nghĩ quàng nghĩ xiên, có thời gian thì hãy đọc Kinh, nghe Kinh cho nhiều vào, chánh niệm sẽ phân minh không đến nỗi suy nghĩ này nọ. “Thèm khát”, chính là ham muốn dục vọng phải nhạt. Dục vọng quá nặng thì sẽ tiêu hao đối với sức khỏe vô cùng lớn. Buông thả dục vọng thì sức khỏe sẽ suy sụp. Chúng ta thấy con người hiện nay bệnh văn minh càng ngày càng nhiều. Nào là thận có vấn đề, nào là tiểu đường, việc đó cùng với sự buông thả là có mối liên hệ không biết tiết chế. Tiết chế dục vọng thì sức khỏe sẽ tốt. Tiếp đến là phải “dưỡng khí”, mỗi ngày không nên nói chuyện quá nhiều. Việc này thì tôi làm tệ nhất. Nói nhiều quá thì không nên, điều gì nên nói thì nói, thời cơ chưa đủ không nên lắm lời sẽ khiến cho người ta cảm thấy chán thì lại không tốt. Vả lại lời nói vô ích thì một câu cũng không nên nói, vì sao vậy? Vì vô ích với người mà còn hao tổn khí với mình. Cho nên “ít dục tinh thần sảng khoái, nghĩ nhiều khí huyết suy giảm, mở miệng thần khí tiêu tán”. Đây là giáo huấn rất hay mà người xưa đã để lại cho chúng ta.

Kỳ thực, con người mà dục vọng nhiều, mỗi ngày đều suy nghĩ tôi muốn ăn cái này, tôi muốn mặc cái kia, tôi muốn chơi cái nọ, toàn bộ sự suy nghĩ của bạn đã bị những thứ này chướng ngại mất, vậy làm sao mà có trí huệ, làm sao còn có tinh thần nữa?

Tiếp theo chúng ta xem đến câu thứ hai mươi sáu, quyển thứ chín, trang 1.130. Chúng ta cùng nhau đọc một lần.

“Một quân vương anh minh thường cảm thấy lo âu về ba việc. Thứ nhất là thân ở địa vị cao quý sợ không nghe được lời người khác phê bình mình. Thứ hai là mọi việc suôn sẻ như ý sợ sanh tâm kiêu ngạo. Thứ ba, nghe thấy những lời chí lí trong thiên hạ sợ không thể thực hành theo”.

Chúng ta xem đoạn này, cũng là hiển bày ra tâm cảnh của một minh vương, một thánh vương. Họ ở vị trí là vua của một nước, họ có ba sự việc cảm thấy lo lắng, rất lo sợ. Trong chữ “khủng” này cũng đã bao gồm sự nơm nớp lo sợ. Đối diện với ba tình huống này rất cẩn thận.

Thứ nhất là trong một quốc gia, ở tại vị trí tôn quý nhất, lo lắng nhất là không thể biết được lỗi lầm của chính mình. Chúng ta xem, họ thân là vua của một nước thì tâm của họ phải yêu thương nhân dân. Chúng ta gọi thiên tử thiên tử, nghĩa là thay ông trời yêu thương con dân, nếu không thì họ đã làm xấu đi danh xưng thiên tử rồi. Ông trời có đức hiếu sinh, đương nhiên hoàng đế bổn phận chính là yêu thương lão bá tánh. Nhưng mà nếu như không thể nghe thấy lỗi lầm của chính mình, vậy thì những gì làm ra đều là tổn hại lão bá tánh, đây không phải là việc mà họ muốn nhìn thấy. Cho nên con người luôn biết lo sợ về điều đó thì đều là vì họ không quên đi cái tâm lúc ban đầu, họ sắm vai diễn nào đều rất rõ ràng mọi góc độ, họ trước sau đều không quên mục tiêu là vua của mình, luôn biết tâm lúc đầu ở đâu. Vả lại địa vị của họ cao như vậy, rất có uy nghiêm, thần dân nói chuyện với họ thì áp lực có lớn hay không? Rất là lớn. Cho nên nói chuyện với họ thì áp lực rất lớn, nếu như họ là người thích nghe lời những lời êm tai dễ nghe, vậy thì người ta càng không dám nói. Trung thần không dám nói, nhưng gian thần thì lại ra sức nói, liền a dua nịnh hót. Mà muốn chăm lo tốt cho lão bá tánh thì phải hiểu được rất nhiều tình huống thực tế, họ mới có thể điều chỉnh một cách thích hợp rất nhiều chính sách để lợi ích nhân dân. Giả như tình hình thực tế đều không hiểu được, vậy thì quyết sách của họ nhất định sẽ rất khó đem lại lợi ích cho nhân dân. Vì vậy muốn dò xét mọi mặt thì phải nghe được tình huống chân thật, nghe được lời chân thật mới được. Kỳ thực muốn làm một việc tốt cũng không dễ dàng.

Đương cử chúng tôi ở trường dạy học; lên lớp, đứng trên giảng đài giảng xong rồi, tan học, hết chuyện rồi, hết việc của tôi rồi, như vậy có được hay không? Không được. “Thầy là người truyền đạo thụ nghiệp và giải hoặc”. “Truyền đạo” à, có chứ, tôi đã giảng ngũ luân, bát đức, giảng rồi người ta có nghe mà không có hiểu. Bạn phải nắm bắt tình hình thực tế chứ, nếu không thì chúng ta vẫn chưa tận hết bổn phận của mình. Tiếp đến là “giải hoặc”, nội tâm của học trò có điều gì nghi hoặc đối với cuộc sống, chúng ta cũng phải nhìn thấy được những điều chúng cần thiết và mau mau giúp chúng giải những nghi hoặc này. Không hiểu được tình huống thực tế thì làm sao mà diễn tốt được vai diễn người thầy chứ.

Cho nên làm thầy cô dần dần còn phải nâng cao công phu, đó là nhìn vào mắt chúng liền biết được chúng có còn nghi vấn gì hay không? Thật vậy, ở trên đó giảng một buổi, giảng rồi lại giảng, nhìn thấy vẻ mặt của chúng khác thường, như là tầng số không trùng khớp, vừa tan học, nào nào nào, đi dạo một chút, cùng đi dạo nào”. Sau đó bắt đầu câu chuyện, “gần đây trong lòng có việc, cho nên có nghe mà không có hiểu”, hoặc giả là khi nghe thì lại vừa nghe vừa nghĩ mà không thông suốt. Cái biểu hiện đó đều không như nhau. Chúng ta phải biết quan sát, phán đoán. Phải cùng nhau đi tản bộ, cùng nhau ăn cơm. Cho nên hôm khác tôi sẽ cùng các vị ăn cơm, các vị không nên sợ, chúng ta có thể giao lưu một chút. Tôi thực ra cũng nhân từ lắm, các vị không cần phải lo lắng.

Câu này vừa mở đầu nói: “Nhất viết xứ tôn vị nhi khủng bất văn k quá”, không bị địa vị tôn quý này làm ô nhiễm, nghĩa là không vì địa vị cao mà cao ngạo, mà xa xỉ, mà đọa lạc, không có. Vì lo sợ mà giữ gìn tốt cái chức trách bổn phận của mình, việc này rất đáng quý.

Tiếp đến việc lo sợ thứ hai: “Nhị viết đắc ý nhi khủng kiêu”, thỏa lòng đắc ý rồi thì dần dần không chế phục được sự ngạo mạn của chính mình, bắt đầu vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng. Trong “Lễ Ký”, phần mở đầu là “Khúc Lễ”. Đạo đức tu dưỡng của chúng ta đều phải nằm trong những lễ tiết này của cuộc sống, nằm trong những lễ giáo này, vì sao vậy? Tu dưỡng thân tâm của chính mình, tu dưỡng đức hạnh của chính mình. Khi nào thì tu dưỡng vậy? Mọi lúc mọi nơi tất cả tu hành, không có việc nào là việc nhỏ, tâm thái mà không đúng thì đọa lạc rồi. Cho nên những quy định này trong cuộc sống đều là nhắc nhở chúng ta phải tùy thuận tánh đức, tùy lúc mà nâng cao chính mình.

“Khúc Lễ” vừa mở đầu đã nói: “Ngạo bất khả trưởng, dục bất khả túng, lạc bất khả cực, chí bất khả mãn”. Cho nên không thể ngạo mạn, không thể thỏa lòng đắc chí, không thể buông thả dục vọng, là những nhắc nhở này. Mà vì sao những lãnh đạo, thánh minh họ lại lo sợ sẽ ngạo mạn? Bởi vì những tập khí ngạo mạn này mà muốn chế phục lại thì thật là không dễ chút nào.

Các vị xem, con người ta khi tuổi tác đã lớn vừa mở miệng thì đều là thành tích sự nghiệp của mình vĩ đại. Bạn nói: “Tôi cũng không phải là đơn giản, tôi cũng thật là hiếm có”, cái này cũng là mạn. Nhưng mà muốn điều phục thì không dễ, bởi vì loại tập khí này từ lúc nào nó tiêm nhiễm vào chúng ta, chúng ta cũng không biết. Các vị học trưởng, từ lúc nào chúng ta bắt đầu ngạo mạn các vị có biết hay không? Dương lịch năm nào, tháng nào, ngày nào,… không biết đã có rồi. Xin hỏi mọi người, chúng ta tham ăn là bắt đầu từ năm nào, đều không biết phải không? Những tập khí này thật sự là đã nổi lên rồi, con người nếu không có tính cảnh giác cao độ mà muốn không bị nhiễm trước thì không dễ gì.

Nước Tần có một vị quan, gọi là Ngụy Nhiễm. Ông cùng với một người là Ngụy Mậu là bạn tốt. Ngụy Nhiễm là người nước Tần. Sau khi họ gặp nhau, duyên tụ duyên tán, Ngụy Mậu phải từ biệt Ngụy Nhiễm. Trong lúc sắp từ biệt, Ngụy Nhiễm mới hỏi Ngụy Mậu, “tiên sinh, tiên sinh sắp phải đi rồi, vậy có còn lời giáo huấn tốt đẹp nào muốn nhắc nhở tôi không?. Ngụy Mậu liền lập tức nói: “May mà anh nhắc tôi, tôi có một vài câu muốn nói với anh, xin cùng nhau cố gắng”. Ông nói đến việc làm quan, bởi vì Ngụy Nhiễm là người làm quan nước Tần. “Quan bất dữ thế kỳ”, có nghĩa là quan vị không có hẹn ước với quyền vị, quan không hẹn với thế mà thế là tự đến. Mà quyền thế của một con người, quyền thế không hẹn với giàu có mà giàu có tự đến. Quyền thế không có hẹn ước gì với giàu có, bạn có quyền thế rồi thì giàu có cũng tự đến. Giàu sang không hẹn với cao quý mà cao quý là tự đến, bạn có tiền rồi thì từ từ thân phận sẽ cao quý. Mọi người xem hiện tại doanh nghiệp có tiền rồi, họ quyên tiền làm việc tốt thì sự cao quý này liền đến. Cao quý không hẹn với ngạo mạn mà ngạo mạn tự đến. Một người hễ phú quý thì bắt đầu không coi ai ra gì, kiêu căng ngạo mạn. Ngạo mạn không hẹn với tội mà tội là tự đến. Họ mà kiêu ngạo thì hành vi liền phóng túng, làm ra một số việc phá hoại kỷ cương pháp luật. Mọi người cứ để ý, hiện tại có một số doanh nhân và cả người trong chính phủ có phú quý hay không? Có. Đến sau cùng tham ô hối lộ, rất nhiều tham quan ở dưới gầm giường của họ đều đầy cả tiền. Việc này thật sự là tôi cảm thấy họ thật sự là tự tìm tội để chịu. Một món tiền lớn để ở dưới gầm giường của bạn, mỗi ngày bạn đều ngủ được ngon giấc thì tôi sẽ không tin đâu, có phải không? Ngày ngày đều là lo sợ sự việc bị bại lộ, đó gọi là tiểu nhân oan uổng làm tiểu nhân. Không rõ đạo lý, vốn dĩ là phúc khí của chính mình, sau cùng lại tạo nghiệp, thậm chí là nữa đời còn lại phải ăn ở trong nhà tù rồi, có người còn bị bắn chết. Giả như nếu có thể chân thật tận hết bổn phận, tuân giữ pháp luật, vậy thì phú quý đó vẫn sẽ là của bạn. Cho nên sau khi quý là ngạo mạn, sau khi ngạo mạn thì những tội này liền chiêu cảm tới, “tội không hẹn với cái chết mà cái chết tự tới.

Mọi người hãy nhìn xem sự phát triển của những sự vật này, có những lúc không chú ý, một lần xảy chân ân hận nghìn đời, cả tập khí đều là tiêm nhiễm vào một cách không hay không biết. Mà sự ngạo mạn này của con người nếu muốn không khởi thì chỉ có chính mình phải có năng lực giác chiếu rất cao, luôn luôn nhắc nhở chính mình không dám buông lung.

Chúng ta suy nghĩ xem, con người vào khi nào thì dễ dàng ngạo mạn? Nếu đẹp thì sẽ ngạo mạn, cao hơn người ta thì sẽ ngạo mạn, có phải không? Có mắt hai mí cũng ngạo mạn, học lực giỏi hơn người ta thì ngạo mạn, lái chiếc xe lớn hơn người khác liền ngạo mạn. Sự ngạo mạn này hễ bạn mà không chú ý thì nó liền khởi lên. Có thể tự ti mà tôn trọng người, luôn luôn xem thấy chính mình chưa đủ, đều thấy người khác tốt thì mới không ngạo mạn. Cho nên tự ti mà tôn người là thực tiễn sự cung kính. Ngoài sức giác chiếu của bản thân ra còn có sự hộ niệm của người thân, trưởng bối cũng rất quan trọng.

Bạn xem chúng ta nói: “Thê hiền phu họa thiểu”, nghĩa là người vợ hiền đức thì có thể ngay khi người chồng có những thái độ ý nghĩ không tốt khởi lên thì người vợ sẽ nhắc nhở một cách khéo léo, họ sẽ không phạm lỗi vào lúc đó nữa. Cho đến cha mẹ của họ, nếu như là vô cùng có trí huệ, là người hiểu rõ, vậy thì vào lúc thích hợp cũng sẽ nhắc nhở để con của họ không ngạo mạn.

Vào thời nhà Tống, hoàng đế khai quốc là Triệu Khuông Dận. Trước triều Tống là triều Đường kết thúc. Kết quả lúc đó có một khoảng thời gian dài động loạn, gọi là Lương Đường Tấn Hán Châu. Mà những động loạn này là bởi vì quân chủ của mỗi một thời đại một khi được lên làm vua thì liền vô cùng kiêu căng tự mãn, cho nên chưa bao lâu hai – ba mươi năm thì đất nước này liền tiêu vong, liên tục năm đời đều căn bản chỉ là một vở náo kịch mà thôi, cứ như vậy rồi mất nước. Kết quả Lương Đường Tấn Hán Châu (sau nhà Châu tiếp đến là nhà Tống), Triệu Khuông Dận lên làm hoàng đế. Ngày ông đăng cơ, văn võ bá quan đều đến chúc tụng, rất vui mừng. Kết quả, mẫu thân của hoàng đế là Đỗ Thị; Đỗ thái hậu tham gia buổi lễ đăng cơ này từ đầu đến cuối không có một nụ cười, sắc mặt rất nghiêm. Ruốt cuộc cũng có một vị quan nhìn thấy là lạ, sau đó liền đi đến hỏi thái hậu, “bẩm thái hậu! Mẹ quý nhờ con, con của người hôm nay được lên làm thiên tử, làm hoàng đế rồi, người phải nên vui mừng chứ, sao hôm nay người lại không có một nét tươi cười nào”. Tôi tin là ông Triệu Khuông Dận cũng nhìn thấy, mẹ của ta hôm nay làm sao lại nghiêm đến thế. Tiếp đến Đỗ thái hậu liền nói: “Không có gì để vui mừng cả. Hôm nay con của ta được làm thiên tử, nếu con có thể y theo cổ Thánh tiên Vương để mà trị vì đất nước, vậy thì sẽ không bị lật đổ. Nếu như không y theo những tấm gương này, những giáo huấn này, đến lúc đó ta nghĩ là ngay cả cơ hội làm một bá tánh thường dân cũng không có, đến lúc đó có thể sẽ bị người ta lật đổ, bị người ta sát hại.

Các vị nghĩ xem, Triệu Khuông Dận ngày hôm đó được lên làm hoàng đế, vốn dĩ là rất vui mừng, sau khi nghe người mẹ của mình nói như vậy xong tôi tin rằng sẽ gây chấn động nội tâm của ông rất lớn, “con phải làm vua cho tốt, nếu không con cháu của con sẽ bị người ta thảm sát. Xin hỏi mọi người, ông Triệu Khuông Dận sẽ ghi nhớ việc này bao lâu? Nhớ cả đời. Vả lại, câu chuyện này còn lưu truyền qua từng thế hệ ở trong Triệu gia, bà thái hậu này làm tấm gương của một người mẹ quá hay.

Cho nên, kỳ thực mỗi một người khi họ đối diện với một nhân duyên của cuộc đời, nếu như lúc mới bắt đầu mà bên cạnh họ có người lớn hay có bạn tốt nhắc nhở điều quan trọng nhất đối với họ, việc này có tính then chốt đối với cuộc đời của họ. Ví dụ như con cháu chúng ta, chúng muốn đi học đại học, vào lúc này chúng ta là người lớn của chúng có thể vô cùng khẩn thiết mà nói với chúng “cái xã hội, cái gia đình này nuôi dưỡng con cho đến khi học đại học thật sự là không dễ dàng. Cha mẹ, xã hội và cả đất nước này đã tiêu tốn không ít tâm huyết, con phải chăm chỉ học hành cho tốt để thành tựu trí huệ và đức hạnh của mình. Học tốt, bản lĩnh tốt mới có thể bước ra làm lợi ích xã hội, báo đáp ân đức cha mẹ và chính phủ. Đây là cẩn thận khi bắt đầu.

Bao gồm cả những vợ chồng mới cưới, ngày kết hôn thực hiện nghi lễ kết hôn truyền thống, họ liền biết kể từ ngày hôm đó bắt đầu việc kế thừa cái cũ, sáng tạo cái mới. Việc kế thừa đức hạnh của cả gia tộc gánh lên trên vai, họ phải coi quản chăm lo tốt cho gia đình này. Bởi vì ngày kết hôn hôm đó, tất cả những lễ nghi đều có thể giáo hóa tâm linh của họ. Như việc phu thê uống rượu giao bôi, khi đó nhắc nhở chúng ta vợ chồng từ đây đồng cam cộng khổ, không phân đây kia. Các vị xem, ông bà xưa rất hiểu chuyện, phải cẩn thận khi bắt đầu. Họ kết hôn, họ làm hoàng đế, họ trưởng thành, đều phải nắm lấy cái thời cơ bắt đầu nhất, đem cái tâm thái quan trọng nhất trồng vào trong nội tâm của chúng. Học một phải biết mười. Hôm nay con cái bạn muốn đến trường tiểu học dạy học, bạn làm cha làm mẹ có cần nắm lấy ngày đầu tiên làm thầy cô của chúng hay không? Nói cho chúng nghe vài câu khuyến khích chúng, phải tận hết bổn phận người thầy.

Cho nên các vị học trưởng, chúng ta lúc đó học qua “Học Ký” cùng với Sư Thuyết” liền vận dụng ngay vào việc lớn, có hay không? Vào lúc này bạn có thể nói với con của bạn, “sư giả, sở dĩ truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc dã”, lại thuận tiện nói với chúng “kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Vấn đề của gia đình và xã hội hiện nay đều phải thông qua giáo dục, nhân tâm chuyển biến rồi mới có thể giải quyết, mới có thể cải thiện. Cho nên nghề nghiệp của con hiện nay là nghề quan trọng nhất trong các nghề nghiệp, con phải toàn tâm toàn lực để không phụ lòng chính phủ, không phụ lòng tổ tiên, quang tông diệu tổ, làm một người thầy tốt.

Người xưa của chúng ta đều có thể nắm lấy những cơ hội giáo dục quan trọng nhất này. Chúng ta từ việc vừa mới nói đến Đỗ thái hậu giáo dục đối với người con của mình, nhìn thấy được một người mẹ dụng tâm ý tốt. Rất nhiều người trong cuộc đời cũng đều gặp được một số quý nhân, mà những quý nhân này rất chánh trực, đều sẽ nhắc nhở họ những vấn đề then chốt quan trọng nhất.

Vào thời xuân thu, Tôn Thúc Ngạo làm đến chức tể tướng, là tể tướng của nước Sở. Rất nhiều đại thần đều đi chúc mừng ông, nói lời chúc tụng ông. Kết quả có một ông lão mặc chiếc áo làm từ vải thô, đội một chiếc nón màu trắng, sau đó thì đến nhà của Tôn Thúc Ngạo. Vào thời đó là khi có việc tang chế thì mới mặc như vậy. Người ta mừng được làm tể tướng, vậy mà ông lão này lại mặc đồ tang đến. Các vị học trưởng, nếu như các vị hôm nay lên nhậm chức tể tướng, sau đó lại có một ông lão mặc đồ tang đến, thì bạn sẽ như thế nào? Tôn Thúc Ngạo trở thành một danh tướng thì không phải là không có đạo lý, ông chân thật là rất khiêm bi, vả lại còn được quý nhân nhắc nhở. Ông vừa nhìn thấy ông lão này thì liền hoang mang lo sợ, không có nỗi giận, nói với ông lão này, “trưởng giả, quân vương không biết ta năng lực kém, vẫn còn dùng ta, người hôm nay đến đây nhất định là có lời gì đó muốn nói với ta, xin người hãy chỉ giáo”. Trưởng giả tiếp đến liền nói: “Ngài hôm nay thân phận cao quý rồi, mà nếu kiêu ngạo với người ta thì lão bá tánh sẽ ruồng bỏ ông. Quan vị của ngài rất cao rồi, ngược lại lạm dụng chức quyền, vậy thì hoàng thượng sẽ ruồng bỏ ông. Ngài hôm nay lương bổng nhiều rồi mà không biết đủ, còn muốn tham ô, vậy thì họa hoạn sẽ đến, nói ra ba điều này để nhắc nhở ông. “Người được thân phận cao quý mà lại ngạo mạn thì nhân dân sẽ ruồng bỏ”. Các vị xem, người làm lãnh đạo “đắc ý mà sợ kiêu ngạo”, đắc ý thì dễ dàng khởi kiêu ngạo.

Cho nên trưởng giả chỉ điểm trước tiên chính là không thể ngạo mạn, không thể lộng quyền, tiếp đến là không thể tham lam. Tôn Thúc Ngạo nghe đến chỗ này không những không nổi giận, lập tức nói ông lão “kính thọ mệnh”, nghĩa là xin được cung cung kính kính tiếp nhận giáo huấn của người. “Nguyện văn dư giáo”, xin người hãy đem đạo lý mà nói cho ta nghe. Có thể vị trưởng giả này trong tâm sẽ hiện lên một câu nói, “còn trẻ thì có thể dạy”. Ông lão này có trí huệ, họ cũng là thăm dò qua thái độ của bạn. Cứ nói trước một đoạn, một câu xem thử, nếu thấy bạn không thể tiếp nhận thì thôi vậy, không nên kết oán với bạn. Nếu thấy thái độ tốt thì tiếp tục nói. “Vị dĩ cao nhi ý ích hạ”, vị trí rất cao nhưng thái độ vô cùng khiêm hạ, khiêm bi. Đây là “ý ích hạ”. Tiếp đến, lộc vị nhiều rồi ngược lại cẩn thận, không dám tham lam. Quan vị lớn rồi tâm càng cẩn trọng, sợ làm sai việc. “Quan ích đại nhi tâm ích tiểu, lộc dĩ hậu nhi thận bất cảm cử”, Ngài có thể giữ gìn được ba cái tinh thần này thì có thể khiến nước Sở được đại trị. Quả nhiên Tôn Thúc Ngạo tiếp nhận giáo huấn của vị lão nhân đó, phụng hành. Rất nhanh sau đó nền chính trị của nước Sở đã làm được rất tốt. Tôn Thúc Ngạo bởi vì ông là tể tướng của một nước, những vị trưởng giả này họ đều yêu quý đất nước của mình, nắm lấy cái cơ hội này để nhắc nhở tể tướng. Tinh thần của vị lão nhân này đáng để chúng ta khâm phục.

Có những lúc thời đại này chúng ta cũng sợ đắc tội với người ta, lời nên nói cũng không dám nói. Thời cơ này mà luống qua đi có thể hủy hoại người đó, thậm chí là họ được thăng lên chức vị quan trọng hơn, vậy thì người bị hủy hoại sẽ càng nhiều. Cho nên “Đệ Tử Quy” đã nhắc chúng ta: “Cùng khuyên thiện, cùng lập đức. Lỗi không ngăn, đôi bên sai”. Nhắc nhở lúc thích hợp, khuyên bảo những người có duyên ở bên cạnh cũng là một bổn phận mà chúng ta nên tận tâm. Được rồi, tiết học này tạm thời giao lưu với mọi người đến đây! Xin cảm ơn mọi người!

Đảm bảo tiến độ và chất lượng thiết chế văn hóa Làng văn hóa kiểu mẫu

Sáng 5/9, đi kiểm tra tiến độ xây dựng khu thiết chế văn hóa, thể thao Làng văn hóa kiểu mẫu thôn Bàn Mạch xã Lý Nhân huyện Vĩnh Tường, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành yêu cầu huyện Vĩnh Tường chỉ đạo đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình nhằm phát huy hiệu quả tối đa khi khánh thành và đưa vào sử dụng.



Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự lễ khai giảng năm học mới 2023-2024

Cùng với các địa phương trong cả nước, sáng 5/9, trên 300 nghìn học sinh trong toàn tỉnh vui mừng, phấn khởi tham dự lễ khai giảng, đón chào năm học mới 2023-2024. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến dự lễ khai giảng, động viên chúc mừng các thầy cô giáo và các em học sinh ở các nhà trường trong tỉnh.


*

Đảm bảo An toàn giao thông để Nhân dân có kỳ nghỉ lễ bình an, trọn vẹn

Sáng 1/9, đồng chí Vũ Việt Văn, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại thị trấn Tam Đảo dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.


*

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 31/8, tại Nhà lưu niệm Bác Hồ trong khuôn viên Tỉnh ủy, Đoàn cán bộ lãnh đạo Tỉnh gồm đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem thêm: Khám Phá Phần Mềm Quản Lý Công Việc Bằng Excel Miễn Phí, Hiệu Quả


*

Đảm bảo tiến độ và chất lượng thiết chế văn hóa Làng văn hóa kiểu mẫu


Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự lễ khai giảng năm học mới 2023-2024


Xây dựng Trường Sỹ quan Tăng thiết giáp tinh- gọn - mạnh

Chiều 5/9, Trường Sỹ quan Tăng-Thiết giáp tổ chức buổi tọa đàm về “Xây dựng Nhà trường tinh, gọn, mạnh và những vấn đề trong giai đoạn hiện nay’. Dự có Thiếu tướng Nguyễn Đức Dinh, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng Tăng-Thiết giáp.