TPO - Nhóm phụ nữ đi ô tô đã lột hết quần áo, làm nhục nạn nhân ngay giữa đường trước sự bất lực của người đàn ông. Công an Bình Dương đã vào cuộc điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Chiều 27/3, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một phụ nữ bị chặn đường lột hết quần áo, mái tóc dài của nạn nhân cũng bị cắt ngắn, nham nhở.

Theo hình ảnh được ghi lại, một chiếc ô tô màu trắng bất ngờ dừng lại chặn trước đầu chiếc ô tô màu đen.

Bạn đang xem: Các người phụ nữ công khai cởi quần áo và ngón tay

Ngay sau đó, có một nhóm phụ nữ từ trên chiếc xe màu trắng bước xuống và đến lôi cô gái đang ngồi trên ô tô màu đen xuống đường. Cô gái bị nhóm phụ nữ khống chế, lột hết quần áo. Nạn nhân còn bị nhóm phụ nữ dùng kéo cắt trụi mái tóc dài.

Trong quá trình nhóm phụ nữ hành hung, làm nhục cô gái, một người đàn ông đã cố gắng ngăn cản nhưng bất lực.

*

Hiện trường vụ việc.


Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, vụ việc xảy ra vào khoảng 13h chiều cùng ngày trên đường Huỳnh Văn Lũy, đoạn thuộc địa bàn phường Phú Mỹ (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Nạn nhân quê ở tỉnh Cà Mau. Người đàn ông cố gắng bảo vệ nạn nhân ngụ tại tỉnh Đồng Nai. Cả hai có quan hệ tình cảm.

Đại diện Công an TP Thủ Dầu Một cho biết, các đơn vị liên quan đang xác minh vụ việc để xử lý theo quy định pháp luật. Bước đầu cơ quan chức năng nhận định đây có thể là vụ “đánh ghen”. Tuy nhiên, nguyên nhân vụ hành hung, làm nhục cô gái đang được công an điều tra, làm rõ.


*

Bản tin Hình sự: Mâu thuẫn tình cảm, người phụ nữ bị bạn trai đổ xăng thiêu chết

*

Mâu thuẫn tình cảm, nam thanh niên ra đường ray tự tử

*

Khởi tố đối tượng lẻn vào nhà người phụ nữ đốt xe máy do mâu thuẫn tình cảm

*

Vụ sinh viên ĐH Tài nguyên và Môi trường đánh nhau nghi do mâu thuẫn tình cảm: Nhà trường nói gì?

*

Bắt nghi phạm chém dã man người phụ nữ đi đường: Lại chuyện mâu thuẫn tình cảm


MỚI - NÓNG
*
Thành ủy TPHCM công bố quyết định cán bộ
Xã hội
TPO - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải đã trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy công nhận chức vụ Phó Bí thư Quận ủy quận 11 đối với ông Nguyễn Trần Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Chủ tịch UBND quận 11.
*
Điều em muốn nói lần II: Địa chỉ tin cậy công khai để học sinh nói về bạo lực học đường
Giáo dục
TPO - Bạo lực học đường đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội.
*
Loạt dự án trọng điểm ở Lý Sơn chậm tiến độ
Kinh tế
TPO - Cả 4 dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Lý Sơn với tổng mức đầu tư hơn 570 tỷ đồng, do UBND huyện làm chủ đầu tư đều gặp các khó khăn, vướng mắc và chậm tiến độ. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã chỉ đạo các đơn vị giải quyết dứt điểm.
lột quần áo trần truồng Bình Dương mạng xã hội đánh ghen Phú Mỹ Huỳnh Văn Lũy
baotienphong.com.vn

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: 024.39431250


Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by e
Pi Technologies
*

Đến dự lễ tốt nghiệp đại học, Ban hạnh phúc khi được em gái trao món quà đặc biệt. Anh xúc động đón nhận thành quả mà bản thân đã dùng cả thanh xuân để đổi về.


Clip ghi lại cảnh Thảo mặc áo cử nhân cho anh trai trong ngày cô tốt nghiệp đại học khiến cộng đồng mạng xúc động.

Món quà đặc biệt

Theo công trình ra tận Vũng Tàu, làm việc dưới tiết trời nóng bức, anh Đỗ Văn Ban (35 tuổi, Bình Dương) vẫn thấy lòng nhẹ nhõm, tươi vui. Bởi, anh vừa hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của bố mẹ là giúp em gái đi hết con đường học tập của mình.

Ban hoàn thành tâm nguyện ấy vào sáng 18/3 khi đến dự lễ tốt nghiệp đại học của em gái Đỗ Thị Thảo và được em trao tặng món quà bất ngờ. Sáng hôm ấy, sau khi nhận bằng tốt nghiệp, Đỗ Thị Thảo vội chạy ra sân trường.

Đến trước mặt anh trai, cô gái 23 tuổi cởi mũ, bộ quần áo cử nhân rồi mặc nó lên người anh. Thảo muốn tri ân anh trai, người đã hi sinh tuổi thanh xuân, thay bố mẹ nuôi cô ăn học, trưởng thành như bây giờ.

*
Ban đến chúc mừng em gái trong ngày em tốt nghiệp đại học.

Giây phút được em gái tự tay khoác chiếc áo cử nhân lên người, Ban vừa bất ngờ vừa xúc động. Anh vỡ òa trong niềm hạnh phúc, lúng túng đón nhận thành quả mà bản thân đã dùng cả thanh xuân để đổi về.

Ban là con cả trong gia đình có 4 anh chị em. Sau anh là 2 em gái sinh đôi và Thảo. Thế nhưng, trong một tai nạn vào ngày giáp Tết, anh mất mẹ và một người em gái kế mình.

Anh kể: “Cuối năm 2003, vì muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải những ngày Tết, mẹ và em gái tôi cùng một số người thuê đò vượt sông đi làm”.

“Nào ngờ đò chìm. Mẹ và em gái tôi không biết bơi nên không về nữa. Tôi đau đớn, nghĩ rằng vì kiếm đồng tiền mà mẹ và em mới mất. Từ đó, tôi quyết tâm đi làm kiếm tiền gửi về cho bố, giúp bố nuôi các em, xây mộ cho mẹ”.

Nghe tin trong miền Nam nhiều việc làm, Ban xin bố 150.000 đồng tiền xe vào Bình Dương. Năm đó, Ban mới tròn 16 tuổi. Đến nơi, Ban không còn tiền nên ăn, ngủ nhờ ở nhà người thân. Chưa đủ tuổi, Ban không xin được việc làm.

Không làm ra tiền, sau 1 tháng ở nhờ, Ban bị chủ nhà hắt hủi. Anh xin ra ngoài sống lang thang cho đến khi gặp những người đồng hương. Thương Ban tứ cố vô thân nơi xứ người, họ đưa anh về phòng, cho ở tạm rồi dẫn đi phụ hồ, làm chui trong xưởng gỗ tư nhân…

Đó là khoảng thời gian Ban đối mặt với việc bị ức hiếp, đe dọa, đánh đập của người đời. Tuy vậy, anh không chùn bước, vẫn kiên định với ý nghĩ phải tìm được việc làm, có thu nhập để gửi về cho bố.

*
Sau đó, anh bất ngờ và hạnh phúc khi được em gái khoác lên người bộ đồ cử nhân.

Sau 2 năm “làm chui”, Ban đủ tuổi và tìm được việc làm chính thức. Đó cũng là lúc Thảo vào cấp 2, Ban phải gửi tiền về quê giúp bố nuôi em ăn học.

Thời điểm ấy, mỗi tháng Ban cố gắng gửi 90% tiền lương về quê. Để tiết kiệm, anh ăn mì tôm trừ bữa. Ban cũng gạt bỏ mọi thú vui. Mỗi ngày, Ban chỉ biết đi làm, tăng ca rồi về phòng trọ.

Dẫu vậy, nghiệt ngã cuộc đời vẫn chưa buông tha anh. Mẹ mất được 5 năm, bố anh đổ bệnh. Ban căng sức ra làm.

Anh tăng ca bất kể giờ giấc để vừa có tiền nuôi em vừa chạy chữa cho bố. Nhưng không được bao lâu, ông cũng theo về với vợ.

“Trở thành người cha, người mẹ bất đắc dĩ”

Cha mất một thời gian, Ban mới được nghỉ phép để về thăm nhà. Chứng kiến cảnh nhà tan hoang, mấy đứa em nheo nhóc, nước mắt Ban chảy dài. Anh hoang mang thậm chí nghĩ việc chối bỏ cuộc đời khi thấy tương lai vô định, chẳng biết đi về đâu.

Giữa lúc ấy, Ban nghĩ đến đứa em gái chịu nhiều thiệt thòi. Anh không muốn Thảo chịu thêm nỗi đau nào khác. Ban tâm sự: “Em tôi chịu quá nhiều thiệt thòi. 3 tuổi, em mất mẹ, 11 tuổi lại mất tình yêu thương của bố.

*
Anh hạnh phúc bởi những cố gắng của mình đã giúp em có được tấm bằng đại học.

Sớm mất bố mẹ, em không còn ai để dựa dẫm nữa. Nghĩ vậy, tôi cố gắng biến mình thành người cha, người mẹ bất đắc dĩ để em có thể dựa vào”.

Việc đầu tiên Ban nghĩ đến là phải lo cho em học hành đầy đủ. Đó cũng là ước nguyện cuối đời của bố mẹ anh. Ngày biết Ban tiếp tục cho em đi học, người thân, bạn bè anh ngăn cản, chê bai hết lời.

Họ nói con gái ở quê không cần học nhiều, chỉ hết lớp 12 là đủ. Hơn thế, nhà nghèo, học ra cũng không xin được việc… Ban không nghe. Bởi anh biết, nếu không có kiến thức, cuộc sống của em cũng sẽ như mình ngày trước, phải chạy ăn từng bữa.

Rồi Ban nghĩ: “Nếu như bây giờ, mình đánh đổi cuộc sống của mình để em có tấm bằng đại học, sau này em ngồi văn phòng, cuộc sống, tương lai sẽ tốt hơn”. Anh quyết định dốc toàn lực cho em vào đại học.

Không được ai có kinh nghiệm tư vấn, Thảo chọn bừa vào một trường đại học tại TP.HCM. Ngày nhận giấy nhập học, Thảo choáng váng khi nhìn thấy con số 20 triệu đồng tiền học phí cho học kỳ đầu.

*
Đây cũng là lần đầu sau 7 năm anh em Ban mới tụ họp đông đủ.

Lúc này, Ban cũng vừa lập gia đình. Không muốn ảnh hưởng đến hạnh phúc anh trai, Thảo ngỏ lời xin nghỉ học. Tuy vậy, Ban không đồng ý. Anh quyết định sẽ đầu tư cho em học hết đại học.

Ban bàn với vợ lấy hết số tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng ra đóng học phí cho em. Anh cố gắng giải thích, mong vợ thấu hiểu cho hoàn cảnh của mình và được đồng ý.

Sau này, khi thấy em ngày ngày bắt xe buýt từ Bình Dương đến TP.HCM học tập, Ban xin nghỉ việc chỗ làm cũ. Anh rút tiền bảo hiểm mua cho vợ chiếc xe máy để nhường lại chiếc xe đạp điện cho em gái có phương tiện đến trường.

Thương vợ chồng anh trai hi sinh vì mình, Thảo cố gắng học tập để có học bổng, giúp anh trang trải tiền học phí. Thời gian rảnh, cô gái phụ giúp chị dâu, bán hàng online để có tiền sinh hoạt.

Ngày em gái tốt nghiệp đại học, Ban hạnh phúc như chính mình đạt thành quả sau hơn 10 năm nỗ lực. Anh nói: “Ngày em tốt nghiệp, tôi hạnh phúc lắm nhưng cũng ngổn ngang lo lắng. Tôi lo em không xin được việc làm, phải một mình đương đầu với xã hội đầy rẫy những khó khăn, cạm bẫy.

Xem thêm: Ăn tối ngon rẻ ở hà nội - 24 món ngon hà nội vừa nghe tên đã thèm

Rất may là hiện em đã tìm được việc làm và ra ở trọ riêng tại TP.HCM. Tôi tự hào khi biết sắp tới, em sẽ tự đi trên đôi chân của mình. Tuy vậy, tôi vẫn sẽ luôn ở phía sau hỗ trợ, động viên mỗi khi em cần đến”.