Quận 4 chỉ cách quận 1 đúng một con rạch Bến Nghé. Qua cầu Calmette, cầu Ông Lãnh… là cả hai thế giới khác biệt trái ngược nhau hoàn toàn: Giàu có và nghèo khó, sang trọng và bần hàn, màu sắc và u tối…

Những khu nhà ổ chuột trên kênh rạch quận 4. Ảnh tư liệu

Không có quy hoạch, không quản lý xuể, người ta thi nhau chiếm đất, cất chòi, nhà nọ nối nhà kia rẽ ngang rẽ dọc, không biết bao nhiêu “xuyệt”. Tốc độ đặt tên đường và số nhà không thể nào theo kịp tốc độ cất nhà. Nên ở quận 4 mới sinh ra những “nhà không số, phố không tên” có khi kéo dài rất nhiều năm. Ngày còn học cấp III, tôi có một cô bạn cùng lớp nhà đâu đó trên đường Tôn Thất Thuyết. Một hôm cô bệnh, xin nghỉ cả tuần. Tôi định đi thăm cô thì mấy cô bạn khác cũng ở quận 4 ngăn lại, nói “ông chỉ có đợi khi nào người nhà nó dẫn ông đi theo vào nhà thì được, còn số nhà trên học bạ có đấy nhưng ông tìm cả ngày cũng không ra được nhà đâu”.

Bạn đang xem: Nhất quận 4 nhì quận 8

Nhà văn Từ Kế Tường đã từng có tuổi thơ sống trong các khu nhà ổ chuột ở hẻm Nam Tiến, quận 4 kể lại về nơi sinh sống của mình lúc đó: “Hẻm Nam Tiến chia nhiều ngóc ngách chằng chịt và dân cư tứ xứ hầu như ở nhà mướn cất trên kênh rạch nước ra vô mỗi ngày nhưng có những con rạch nước tù đọng, cực kỳ dơ bẩn, bốc mùi hôi kinh khủng cả mùa mưa lẫn mùa nắng. Và nhà nào cũng có cầu tõm ở phía sau, thải thẳng xuống kênh rạch, thậm chí là mương, nếu nhà không có cầu tõm riêng thì cả xóm đi cầu tủm công cộng năm ngăn hoặc bảy ngăn mà người ta gọi đùa là nhà hàng năm căn hoặc bảy căn”. Dù đi vệ sinh “sinh thái” như thế nhưng người ta vẫn múc nước kênh lên dùng (!).

Lâu lâu các xóm ổ chuột lại bị cháy ban đêm. Nhà vật liệu rẻ tiền dễ cháy, lại sát nhau, cứ mỗi trận cháy có khi cả trăm căn nhà thành tro bụi. Người ta đồn là chính quyền giải tỏa đất không được nên các nhà thầu xây dựng thuê người đốt để lấy mặt bằng xây “buyn đinh” kiếm lợi. Thực hư ra sao không biết, chỉ biết cứ mỗi một trận cháy lớn là hàng trăm đến hàng ngàn con người lại nheo nhóc không có chỗ ở, lại ùn ùn kéo nhau đi tìm cất nhà ổ chuột chỗ khác.

Đất dữ quận 4

Sống trong chốn nghèo khổ, túng bấn như thế, tệ nạn liên tục diễn ra, trộm cắp, cờ bạc, đĩ điếm, ma túy rồi cướp giật mặc sức tung hoành. Với địa thế phức tạp, dân bất hảo tứ xứ kéo về nương náu, nhiều băng đảng cướp giật đặt nơi đây làm sào huyệt. Tính xấu lan nhanh, quận 4 bùng lên là đất dữ. Ở đây người ta học móc túi trước khi biết mặt chữ. Học cách cầm dao chém người trước khi nói tiếng yêu thương. Trai tứ chiếng gặp gái giang hồ. Đàn bà con gái có chút nhan sắc dễ bị dụ dỗ đi bán trinh, bán xong rồi thì tiếp tục bán dâm. Không có nhan sắc thì học nghề móc túi hoặc chôm chỉa. Sáng sáng, những đệ tử của nghề “hai ngón” trang điểm, ăn mặc lộng lẫy cứ như tiểu thư hay mệnh phụ nhà giàu ngồi lên xích lô rảo sang quận 1 ăn hàng. Chủ cửa hàng nào sơ ý là mất cả mớ đồ, khách đi đường mất cảnh giác với bóng hồng bên cạnh là bóp tiền trong túi không cánh mà bay.

Nhiều đại ca lừng lẫy Sài Gòn có gốc gác từ quận 4. Trước năm 1975, có Đại Cathay xưng hùng xưng bá qua tận quận 1 đánh dẹp các băng đảng khác, thâu tóm địa bàn. Sau năm 1975 có ông trùm Năm Cam vươn tay khắp cả Sài Gòn. Ở quận 4 có những tướng cướp sẵn sàng đâm người không ghê tay, xong vào ngồi điềm nhiên nhậu tiếp, ăn cơm tù nhiều hơn ăn cơm nhà. Hình xăm đầy người, ngoài hình đầu lâu, quan tài, gái gú… còn xăm những câu chữ đã thành kinh điển, đi vào sân khấu mà người Sài Gòn không thể quên như
Một đi không trở lại, Chịu chơi chơi tới cùng, Xa quê hương nhớ mẹ hiền…

Người Sài Gòn nhìn về quận 4 như một sự hãi hùng, những địa danh như Kho 5, khu Hai mươi thước, hẻm 148 Tôn Đản, xóm Oxi Gạch, xóm Dừa, hẻm chùa Giác Quang, Ô Cầu Dừa, hãng Phân, xóm Dừa, khu sân banh Gò Mụ, Viện Bài Lao, hẻm Hiệp Thành… là những địa danh một thời chỉ gắn với tai tiếng.

Nỗi oan người quận 4

Chỉ một số nhỏ dân giang hồ, gái điếm tung hoành ở quận 4 nhưng đã làm cho không biết bao nhiêu người dân lương thiện ở đây bị mang tai tiếng. Đã có thời người ta dị ứng gay gắt với dân quận 4, không cho lấy vợ gả chồng, thậm chí không cho con cái chơi với bạn học quận 4. Lý do rất đơn giản: Sống trong cái chốn đấy, không đầu trộm đuôi cướp thì cũng là dạng nghèo rớt mồng tơi, cả đời không mở mặt lên được.

Nghèo là cái số cái phận, không phải là cái tội cái tình chi hết… tôi đã nghe nhiều người quận 4 nói như vậy. Họ là những người lao động nghèo khổ, có thể không có trình độ văn hóa, không có tiền bạc, hằng ngày mưu sinh vất vả với những giấc mơ nho nhỏ. Có rất nhiều câu chuyện về tình người ấm áp trong các khu xóm nghèo quận 4 đùm bọc nhau khi khó khăn, tai họa…

♦♦♦

Với việc đô thị hóa, hầu hết các hộ dân trên những khu nhà ổ chuột tại quận 4 đã đồng ý bán đất, dời đi nơi khác. Những đường phố, khu dân cư mới được xây dựng đẹp đẽ trên nền đất ổ chuột năm xưa, quận 4 là quận thay đổi nhiều nhất, từ cả hình thức đến tính chất xã hội so với ba quận còn lại của loạt bài này.

Tôi có một cô bạn học khác, gia đình giáo viên vì gia cảnh khó khăn phải bán nhà bên quận 1, qua mua nhà quận 4 trong hẻm. Sống trong khu lao động thường xuyên nghe cãi lộn, chửi thề… nhưng con cái đều hết sức ngoan ngoãn, dịu dàng, thùy mị, các con gái đều trở thành giáo viên giỏi. Gia đình cô ấy là một bông sen như rất nhiều bông sen khác ở quận 4 không bị bùn lầy làm mất đi hương thơm và sự tinh khiết.

Bạn đang tìm địa điểm nơi để sinh sống, để mua nhà, để ở, hoặc đơn giản là tìm chỗ vui chơi mà chưa có nhiều kinh nghiệm về Sài Gòn? Quận nào nên đi, quận nào phức tạp nhất Sài Gòn? Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!!!

Phức tạp là gì?

Trong ngữ pháp, phức tạp là tính từ mô tả sự khó khăn, tốn thời gian để hiểu biết biết một sự vật hay sự việc, để giải quyết một vấn đề hay nói đến sự khó hiểu bên trong nội tâm của ai đó. Từ trái nghĩa với nó là đơn giản.

*
Phức tạp chứ không đơn giản

Trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, bạn có thể nghe nói đến các câu như: “mày coi chừng, khu đó phức tạp lắm!”; “chỗ đó hơi phức tạp”; “nhiều thành phần phức tạp lắm, đừng qua”… Có thể thấy rằng, phức tạp ở đây là nói đến sự phức tạp về thành phần dân cư. Từ đó dẫn đến sự phức tạp về lối sống, về cách giao tiếp, ăn ở ở những khu vực đó.

*
Ở Sài Gòn đã từng tồn tại rất nhiều con hẻm “giang hồ”(ảnh minh họa)

Ai cũng đều muốn có một nơi ở yên bình để có thể yên tâm làm ăn, mưu sinh kiếm tiền và theo đuổi những mục tiêu khác trong cuộc sống. Nếu nơi đó quá “phức tạp” thì điều này cũng khiến cho cuộc sống của cũng họ phức tạp lên. Họ phải tốn thêm nhiều thời gian để xử lý, lo lắng những việc này. Và đây cũng là điều mà họ không mong muốn.

Xét về nơi ở, có thể nói một khu nhà, một nhóm nhà nào đó phức tạp là ngụ ý nói rằng nơi đó thường tập trung nhiều thành phần dân cư. Người tốt có, kẻ xấu cũng có. Người lương thiện có, kẻ tâm địa không trong sáng cũng có. Một khu nhà phức tạp có thể do ở đó có nhiều người dân anh chị, làm những công việc hơi nhạy cảm, không có được nhiều sự thiện cảm như: cho vay nặng lãi (tín dụng đen), chơi hụi,… thậm chí còn có cờ bạc,… Những nơi như thế thường diễn ra nạn trộm cắp, cướp giật.

Nếu một người dân bình thường đến ở, có thể họ sẽ cảm thấy bất an và khó có thể sống được.

Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Giá thành ở những nơi như vậy thường sẽ rẻ hơn. Sống ở những nơi như vậy, bạn sẽ có cơ hội rèn luyện cho nội tâm của mình trở nên vững chãi, mạnh mẽ hơn.

Vậy quận nào được coi là phức tạp nhất Sài Gòn?

Ở những thập niên trước, quận được coi là phức tạp nhất Sài Gòn có thể nói đến quận 4 và quận 8. Tuy nhiên, ngày nay mọi chuyện đã khác hơn xưa nhiều.

*
Chợ Xóm Củi quận 8 xưa

Nói thế cũng không có nghĩa quận 4 và quận 8 khó sống hoặc không thể sống. Thực tế thì mọi người vẫn sống rất đông đúc ở 2 quận trên. Số lượng dân cư của 2 quận 4 và quận 8 lần lượt khoảng 200 ngàn và 450 ngàn người (số liệu thống kê năm 2018).

Nói thế cũng không có nghĩa những quận khác là an toàn hoàn toàn… Tùy từng nơi, mỗi quận sẽ có những khu “đơn giản” và khu “phức tạp” riêng. Nếu di chuyển vào những khu vực đó vào ban đêm, bạn cần cẩn thận hơn, đề phòng trộm cắp và cướp giật và hạn chế đi vào những con đường vắng, nhỏ hẹp.

Ngoài ra, mỗi quận đều sẽ có những tuyến đường, những địa điểm “trung tâm”. Khi ở trung tâm, bạn sẽ được an toàn hơn. Còn khi di chuyển đến những địa điểm rìa, vắng vẻ thì sẽ “nguy hiểm” hơn…

Một số tuyến đường an toàn hoặc cần cân nhắc khi di chuyển vào ban đêm đối với mỗi quận:

Quận 1:
Đây được coi là quận trung tâm và sầm uất nhất Sài Gòn. Giá cả mặt bằng, ăn uống sinh hoạt ở đây cực kỳ đắt đỏ. Hầu như mọi tuyến đường đều được tận dụng. Do đó, khu phức tạp ở đây gần như không có. Quận 2: Nằm sát quận 1, quận 2 cũng có rất nhiều phường sầm uất, đầy ánh sáng, tập trung đông dân cư như: Thảo Điền; Bình An; An Phú;… Tuy nhiên, đi ra xa, về các phường phía Nam như Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, phường Cát Lái thì dân cư thưa thớt và vắng vẻ hơn. Do đó, bạn nên cẩn thận khi đi về khuya ở những khu vực này. Quận 3: Quận 3 nằm lọt thỏm giữa lòng thành phố. Tiếp giáp với các quận 1, 10, Phú Nhuận và Bình Thạnh. Đây cũng là một trong những quận trung tâm thành phố nên việc gặp nguy hiểm nhớ bạn có đi lạc cũng rất khó. Do đó bạn cũng nên yên tâm khi đi qua quận này.

*
Quận 3 nằm giữa các quận khác

Quận 10:
Tương tự quận 3, quận 10 nằm lọt thỏm giữa lòng thành phố. Đường phố, ngõ hẻm luôn chật kín nhà cửa. Các con đường chính cũng sầm uất. Vì thế bạn nên yên tâm khi dạo chơi tại những quận này. Quận Phú Nhuận: Tương tự quận 3 và quận 10, quận Phú Nhuận nằm giữa lòng thành phố nên khá an toàn với nhiều địa điểm lý tưởng để hẹn hò, cà phê bạn bè. Quận Bình Thạnh: Quận Bình Thạnh tuy không phải là khu trung tâm sầm uất nhưng cũng khá đông vui. Ngoài con đường Bình Quới bạn đừng đi quá sâu khi đêm muộn, những địa điểm còn lại đều an toàn khi đi qua. Quận 4: Nếu đã đến Sài Gòn, bạn ít nhiều cũng đều nghe về câu nói “nhất quận 4, nhì quận 8” ý chỉ nói đến những vùng đất có nhiều giang hồ khét tiếng một thời. Tuy nhiên, ngày nay mọi chuyện đã khác, những con hẻm dọc ngang quận 4 đã khang trang hơn, người dân đã văn minh hơn trước. Tuy nhiên, vào đêm khuya, bạn cũng không nên đi trên những con đường vắng vẻ như Tôn Thất Thuyết hoặc tránh đi vào quá sâu trong hẻm để tránh khỏi cảnh vừa bị lạc đường vừa bị nghi ngờ bởi người dân xung quanh, hoặc đôi lúc là những tình huống oái oăm khó xử lý. Quận 5: Nằm chếch về phía Tây là quận 5 với con đường chính An Dương Vương chạy dọc. Tuy không có khu nào phức tạp, nhưng khi đi đêm thì bạn cũng nên đi những con đường chính như An Dương Vương, Võ Văn Kiệt, Trần Hưng Đạo để đảm bảo an toàn cho mình. Quận 6: Nằm kế quận 5, chếch về phía Tây là quận 6 với những con đường chính như Hậu Giang, Kinh Dương Vương và Phạm Văn Chí. Quận 6 là nơi tập trung của những chành xe, những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, việc buôn bán chỉ tập trung ở những con đường chính, đường lớn. Do đó, nếu đi đêm, bạn nên tránh những con đường nhỏ, vắng vẻ như Lò Gốm hoặc Văn Thân mà tập trung đi những con đường chính để an toàn hơn. Quận 7: Nhắc đến quận 7, bạn có thể nghĩ ngay đến Phú Mỹ Hưng, đến cầu Ánh Sao, đến những khu trung tâm thương mại sầm uất. Những nơi đó có thể xem như trung tâm quận 7. Tuy nhiên, quận 7 còn có những phường Phú Mỹ, Phú Thuận. Ban đêm, khu vực những phường này khá vắng vẻ, cần cẩn thận khi chạy xe qua đây! Quận 8: Quận 8 chính là vế còn lại của câu “nhất quận 4, nhì quận 8”. Có cũng vì quận 8 có nhiều giai thoại về giang hồ, với địa phận kéo trải dài từ điểm tiếp giáp với quận 1 tới tận rìa phía Tây của thành phố, tới chợ đầu mối Bình Điền ở gần cuối đường Nguyễn Văn Linh. Quận 8 ở khu vực giáp ranh quận 1 thì còn có vẻ sầm uất, an toàn.Nhưng càng đi sâu vào về nửa cuối của con đường Phạm Thế Hiển, đến những con đường như bến Bình Đông, bến Phú Định thì dân cư thưa thớt hơn. Buổi tối, con đường trở nên vắng vẻ và nguy hiểm hơn rất nhiều. Bạn nên cân nhắc khi đến những con đường này vào buổi tối. Quận 9: Quận 9 được coi như một quận mới nổi với ngày càng nhiều chung cư mọc lên và được nhiều người dân tỉnh chọn làm nơi để mua nhà, mua căn hộ. Quận 9 ở những phường giáp ranh xa lộ Hà Nội như: Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B dân cư tập trung khá đông đúc và sầm uất. Tuy nhiên, khi đi ra xa hơn, tới những phường ngoài rìa như Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Bình thì dân cư khá thưa thớt. Bạn nên hạn chế đi ra những quận này vào đêm khuya. Quận 11: Tiếp giáp quận 10, chếch về phía Tây là quận 11. Quận 11 có các con đường chính là 3/2, Lãnh Binh Thăng, Lạc Long Quân. Xen kẽ đó là những con phố được ô vuông, hình cánh quạt,… Ngoại trừ những trục đường chính, những địa điểm còn lại về đêm cũng không quá đông đúc. Bạn nên cân nhắc khi đến những địa điểm này. Quận 12: Quận 12 là quận nằm rìa thành phố, với hơn 80% phần đất nằm phía bên kia của Quốc Lộ 1A, rất rộng và có rất nhiều trục đường khác nhau dẫn ra các tỉnh khác. Khu vực Nguyễn Ảnh Thủ, Nguyễn Thị Búp, Dương Thị Mười,… ở phường Tân Chánh Hiệp và phường Thới An về đêm khá vắng vẻ và hiu quạnh. Tốt nhất nếu chỉ đi một mình, bạn đừng bao giờ lên đến khu vực này. Quận Bình Tân: Quận Bình Tân là quận rìa phía Tây, có bến xe miền Tây. Quận khá rộng, tiếp giáp với nhiều quận khác. Vì là quận ngoại ô nên khung cảnh dân dã hơn. Dân cư ở đây phần nhiều là dân lao động. Giá thuê nhà ở đây vì thế mà cũng có nhiều chỗ rẻ hơn. Tuy nhiên dân cư ở đây cũng phức tạp hơn. Đêm đến, nếu muốn an tâm, bạn cần cẩn thận khi đến những phường ở bên kia quốc lộ 1A, cũng như là những phường gần đó.

*
Quận Bình Tân nằm ở rìa phía Tây Nam thành phố, với mật độ dân số thấp thưa thớt hơn 

Quận Gò Vấp:
Quận Gò Vấp nằm trên quận Tân Bình, nằm dưới quận 12 với nhiều trục đường chính: Quang Trung, Nguyễn Oanh, Phan Văn Trị. Quận Gò Vấp cũng khá sầm uất tại những con đường chính. Tuy nhiên càng về rìa quận 12 thì dân cư thưa thớt và vắng vẻ hơn. Bạn cũng nên cẩn thận khi đi qua những khu vực này về đêm. Quận Tân Bình: Quận Tân Bình có diện tích khá rộng do có chứa sân bay. Nhìn chung quận Tân Bình cũng khá ổn, bạn có thể vui chơi tại nhiều địa điểm trên các trục đường chính. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận với các con hẻm ngoằn ngoèo và vắng vẻ. Bạn có thể thám thính trước vào ban ngày trước khi quyết định có nên đi vào ban đêm hay không.

Xem thêm: Bao Cao Su 3 Con Sói - Mua Bao Cao Su Durex Kingtex 3S

 Quận Tân Phú: Quận Tân Phú nằm giữa quận Tân Bình và Bình Tân, với nhiều trục đường chính như Lê Trọng Tấn, Lũy Bán Bích, Nguyễn Sơn. Nhìn chung, quận Tân Phú vẫn an toàn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc khi đi chơi đêm ở những địa điểm ở cận rìa phía Tây hoặc tiếp giáp quận 12 như cuối Lê Trọng Tấn, ngã tư Bình Long và Tân Kỳ Tân Quý,… 

Kết luận

Trên mạng có rất nhiều những câu chuyện ly kỳ về những trùm giang hồ khét tiếng từng một thời hô mưa gọi gió ở các xóm chợ, khu lao động nghèo,… Nhưng những câu chuyện ấy cũng thưa dần theo thời gian. Năm tháng trôi qua, thành phố ngày càng phát triển. Những căn nhà khang trang hơn mọc lên, thay thế cho những khu nhà thấp lụp xụp ngày xưa. Những câu chuyện giang hồ rồi cũng lắng dần, thưa dần theo thời gian.

Nhưng, phức tạp hay không còn tùy có sự đánh giá của mỗi người. Có người thấy nơi đó nguy hiểm, có người lại thấy nó an toàn. Có người thấy chỗ đó khó sống, nhưng thực chất ở đó lại có rất nhiều người chọn làm nơi sinh sống. Dù ít dù nhiều, thông tin trong bài bạn nên dùng để tham khảo, dùng xem như một yếu tố để cân nhắc mỗi khi muốn mua nhà, thuê phòng hay đơn giản là chọn địa điểm vui chơi thôi nhé! Chúc bạn sáng suốt!