Thần Điêu Đại Hiệp là một cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung. Các phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp cũng cứ thế lần được ra đời và nhận được những “cơn mưa” lời khen cho từng phiên bản cũng như diễn xuất và tạo hình của 2 tuyến nhân vật chính là Cô Cô và Dương Quá . Bản tiểu thuyết này có lẽ là bản được chuyển thể nhiều nhất trong tuyển tập bộ 3 Xạ Điêu Tam Bộ Khúc: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Hãy cùng nhìn lại những phiên bản đã qua về một thời ước mơ làm Cô Cô hay Dương Quá của các cô cậu lúc tuổi mộng mơ.

Bạn đang xem: Thần điêu đại hiệp 1976

*

Thần Điêu Đại Hiệp phiên bản đen trắng đầu tiên

Đây có lẽ là phiên bản tiên phong cho các phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp được đầu tư về kỹ xảo hiện đại sau này. Phiên bản này chỉ trọn vẹn 4 tập với hai màu chủ đạo là đen và trắng do diễn viên Tạ Hiện vào vai Dương Quá và Nam Hồng trong vai cô cô Tiểu Long nữ. Nhờ khả năng diễn xuất linh hoạt, mỗi tập của bộ phim vẫn được coi là những phân đoạn kinh điển của bộ phim Hồng Kông. 

*

Phiên bản phim truyền hình năm 1976 – Một trong các phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp ăn khách

Tại phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp này, La Lạc Lâm vào vai Quá Nhi và Lý Thông Minh vào vai Cô Cô. Trước khi bộ phim ra mắt, 2 diễn viên chính được đánh giá là không quá nổi bật trong dàn diễn viên bấy giờ cùng vốn đầu tư cũng như kỹ xảo chưa thực sự nổi bật nhưng đã có kênh màu nên hình ảnh nhân vật chưa thực sự được chăm chút. Tuy nhiên, không phụ lòng mong đợi của khán giả, La Lạc Lâm và Lý Thông Minh đã dốc hết tâm huyết vào bộ phim và nhận được sự đón nhận ngoài sự mong đợi từ khán giả.

*

Phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp 1983 được Kim Dung cực kỳ ưng ý

Tiếp nối sự thành công của phiên bản 1976, sau hơn 1 năm, Đài TVB tiếp tục cho ra mắt phiên bản Thần Điêu mới. Hai diễn viên chính được chọn mặt gửi vàng lần này là Dương Quá- Lưu Đức Hoa và cô cô Trần Ngọc Liên. Phiên bản này được coi là bộ phim kinh điển của đài TVB bởi nó đã phá vỡ kỷ lục về số lượng người xem so với 2 phiên bản trước đó đồng thời khiến nam nhà văn Kim Dung dành tặng không ít lời khen khi đã có sự tôn trọng cũng như bám sát bản gốc do chính ông viết. Thật khó có 1 bộ phim chuyển thể nào nhận được những lời khen có cánh từ chủ nhân tác phẩm nhiều như phiên bản năm 1983.

*

Dấu ấn Cổ Thiên Lạc “Thần Điêu Đại Hiệp” năm 1995

Phiên bản năm 1995 như thước đo chuẩn mực cho những phiên bản sau này nếu có đơn vị nào muốn xây dựng lại bởi tiếng vang mà hai nhân vật chính mới vào nghề bấy giờ tạo nên. Bộ phim này cũng chính là bước đệm cho những bước tiến sau này của Cổ Thiên Lạc (vai Dương Quá) và cô gái có lối diễn xuất hết sức tự nhiên, gương mặt thoát tục của Lý Nhược Đồng. Ở phiên bản này, tạo hình Dương Quá và Cô Cô cũng được đoàn làm phim lưu tâm chú ý sau những lời chê trách cho sự “quê mùa” khi lên hình của những phiên bản trước đó. 

*

Đài Loan và Trung Quốc hợp tác sản xuất phiên bản năm 1998

Thay vì một đơn vị sản xuất, lần này, Đài Loan và Trung Quốc Đại lục bắt tay nhau tạo nên phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp đầy rẫy những drama xoay quanh nội dung chuyển thể khác xa nguyên tác, màu sắc trang phục không phù hợp với tiên nữ cho vai diễn cô cô do Ngô Thanh Liên vào vai. Dương Quá trong phiên bản này là Nhậm Hiền Tề cũng không được đánh giá cao về mặt diễn xuất. Điểm cộng duy nhất tại phiên bản này nằm ở nhạc phim chủ đạo của bộ phim do chính Nhậm Hiền Tề thể hiện. 

*

Thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi trong Thần Điêu Đại Hiệp năm 2006

Sự bùng nổ và ghi dấu ấn sâu đậm nhất mà chưa một phiên bản nào có thể vượt qua được chính là Thần Điêu Đại Hiệp bản 2006 do Lưu Diệc Phi vào vai Tiểu Long nữ và Huỳnh Hiểu Minh vào vai Dương Quá. Cả 2 diễn viên chính đều nhận được những cơn mưa lời khen từ tạo hình với khí chất thoát tục, gương mặt thánh thiện, thanh tú của nàng tiểu hoa Lưu Diệc Phi cũng như khí chất ngút trời của Huỳnh Hiểu Minh. Bộ phim này là dấu mốc quan trọng đưa 2 sao này lên hàng sao hạng A trong giới giải trí Hoa ngữ. Danh xưng Tiểu Long nữ cũng được gắn liền với sự nghiệp của Lưu Diệc Phi từ ngày đó đến nay; đồng thời, nhờ bộ phim này mà cô đã trở thành nữ thần Kim Ưng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc. Kĩ xảo và sự đầu tư bối cảnh trong phim thì chưa 1 phiên bản nào trước đó sánh bằng. 

*

Cô cô gương mặt bánh bao là điểm nhấn tại Thần Điêu Đại Hiệp 2014

Cái bóng của phiên bản 2006 quá lớn, nên phiên bản năm 2014 do đạo diễn Vu Chính chỉ đạo đã nhận được không ít lời chê trách trong tạo hình nhân vật, lựa chọn diễn viên đóng chính. Không còn 1 nàng Tiểu Long nữ thuần khiết, thoát tục, không vướng bụi trần như trước đây, cô cô Trần Nghiên Hy hiện lên là một nàng Tiểu Long phúng phính, đáng yêu và chàng Dương Quá chính trực, nghiêm túc Trần Hiểu gây đốn tim nhiều cô nàng tuổi hồng. Dù bị chê trách nhưng không thể phủ nhận tài năng của Vu Chính trong các tác phẩm của ông. 

*

Có thể nói, các phiên bản Thần Điêu Đại Hiệp từ các nhà sản xuất khác nhau với vốn đầu tư cùng kỹ xảo khác nhau sẽ cho chúng ta những cảm nhận khác biệt khi theo dõi. Cái bóng ban đầu về truyện giấy đã quá lớn nên mỗi phiên bản ra đời sẽ đều nhận được nhưng “nhận xét khắt khe” từ cộng đồng người yêu mến tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp. Bỏ qua tất cả, chúng ta có thể nhận thấy điểm đặc biệt riêng trong từng tác phẩm qua mỗi năm từ đó thêm yêu mến và nhận rõ sức hút mà truyện Kim Dung đã sáng tác. 

Cùng đảm nhận một vai diễn nhưng mỗi nàng Tiểu Long Nữ lại mang đến cho khán giả một cảm giác khác nhau.


*

 

Trần Ngọc Liên - Thần điêu đại hiệp 1983

Là nàng Tiểu Long Nữ thứ 2 của màn ảnh, Trần Ngọc Liên được xem là Tiểu Long Nữ xuất sắc nhất. Góp mặt trong Thần điêu đại hiệp phiên bản 1983 do đài TVB sản xuất, nữ diễn viên xứ Cảng Thơm nhận được sự ủng hộ từ khán giả ngay từ đầu.

Khác với Lý Thông Minh, Trần Ngọc Liên được đánh giá cao về nhan sắc lẫn diễn xuất. Nếu Tiểu Long Nữ bản 1976 bị đánh giá là có ngoại hình không phù hợp thì Trần Ngọc Liên lại gây ấn tượng bởi nét đẹp dịu dàng, ngây thơ dù Tiểu Long Nữ của cô có phần hơi yếu đuối một chút so với nhân vật gốc. Nhà văn Kim Dung từng chia sẻ, ông rất hài lòng với phiên bản 1983 bởi sự gần gũi về nguyên tác.

 

*

 

Phan Nghinh Tử - Thần điêu đại hiệp 1984

Một năm sau vai diễn Tiểu Long Nữ gần như xuất sắc của Trần Ngọc Liên, Phan Nghinh Tử là nữ diễn viên tiếp theo trở thành "cô cô" trong Thần điêu đại hiệp 1984. Thế nhưng, dù được biết đến là một mỹ nhân cổ trang với nhan sắc vừa ngây thơ vừa sắc sảo, Phan Nghinh Tử vẫn không thể trở thành nàng Tiểu Long Nữ trong lòng công chúng.

Nhiều khán giả còn cho rằng, với nhan sắc của Phan Nghinh Tử, cô phù hợp với vai Hoàng Dung - con gái của đảo chủ đảo Đào Hoa Đông Tà Hoàng Dược Sư hơn. Không chỉ vậy, nếu mang tạo hình của Phan Nghinh Tử thời điểm đó ra xem lại, nhiều khán giả sẽ cảm thấy hơi sến và có nhiều nét giống công chúa hơn là người đứng đầu phái Cổ Mộ với võ công cao cường.

 

*

 

Lý Nhược Đồng - Thần điêu đại hiệp 1985

Nhắc đến vai diễn Tiểu Long Nữ của Thần điêu đại hiệp, có lẽ khán giả sẽ nhớ nhất phiên bản do Lý Nhược Đồng thủ vai. Thậm chí, cái bóng của cô lớn đến mức các nữ diễn viên sau này gần như bị lu mờ, trừ Lưu Diệc Phi may mắn có nhan sắc thanh thuần thoát tục mới có thể so kè cùng đàn chị của mình.

Sau phiên bản năm 1983, đài TVB quyết định làm lại một phiên bản khác của Thần điêu đại hiệp. Lý Nhược Đồng thời điểm đó là một người mẫu tự do đi thử vai nhưng sau khi hóa trang, cô đã chiếm được sự tin tưởng của giám chế Lý Thiêm Thắng.

 

*

 

Trong tất cả các phiên bản, tạo hình của Lý Nhược Đồng là đơn giản nhất, từ kiểu tóc đến trang phục nhưng cô lại được xem là Tiểu Long Nữ giống với nguyên tác nhất. Ngoài ra, kỹ năng diễn xuất của cô không quá nhiều tại thời điểm vào vai Tiểu Long Nữ - một điều tưởng chừng là bất lợi nhưng lại vô tình trở thành lợi thế của Lý Nhược Đồng.

Tiểu Long Nữ từ nhỏ sống trong Cổ Mộ, được sư phụ dạy dỗ nghiêm khắc và không biết đến thế sự bên ngoài. Vì vậy, cô rất trong sáng, thuần khiết và mọi thứ trong mắt Tiểu Long Nữ rất tự nhiên. Lý Nhược Đồng vì diễn xuất theo cảm xúc, bản năng nên đã mang đến một Tiểu Long Nữ đời thường nhất, không hoa mỹ cầu kỳ.

Phạm Văn Phương - Thần điêu đại hiệp 1998


Nếu Phạm Văn Phương từng thành công với vai diễn Hằng Nga hay Bạch Xà bao nhiêu thì trong Thần điêu đại hiệp 1988 do truyền hình Singapre sản xuất, vai diễn Tiểu Long Nữ của vợ Lý Minh Thuận lại không được đánh giá cao.

Xuất hiện trong phim, Phạm Văn Phương khiến khán giả khó tìm được điểm để chê trong diễn xuất của cô nhưng cũng vì vậy, diễn xuất đều đặn khiến người xem không cảm nhận được sự nổi bật. Trong khi đó, tạo hình của Tiểu Long Nữ bản 1998 cũng bị chê là quá cầu kỳ nhưng không đẹp mắt.

 

*

 

Ngô Thanh Liên - Thần điêu đại hiệp 1998

Cùng năm - cùng vai diễn với Phạm Văn Phương nhưng Ngô Thanh Liên bị chê thậm tệ hơn cả nữ diễn viên Singapore. Chưa bàn đến diễn xuất không mấy nổi bật của Ngô Thanh Liên, chỉ riêng trang phục màu đen của Tiểu Long Nữ cũng đủ khiến khán giả bức xúc, đặc biệt là fan của truyện kiếm hiệp Kim Dung không hài lòng.

Từ một nàng Tiểu Long Nữ thanh thuần với trang phục trắng, "cô cô" trong bộ phim do Dương Bội Bội bị "ném đá" vì quá khác so với nguyên tác khi diện toàn đồ đen, cách làm tóc không phù hợp. Cũng vì tạo hình quá khác biệt, Dương Bội Bội từng bị Kim Dung cấm không cho dựng phim từ các tác phẩm của ông.

 

*

 

Lưu Diệc Phi - Thần điêu đại hiệp 2006

Ngoài Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi cũng là cái tên được nhớ đến nhiều nhất khi nhắc về Tiểu Long Nữ. Nhan sắc thanh thuần, thoát tục, Lưu Diệc Phi rất thành công khi trở thành chưởng môn phái Cổ Mộ trong tiểu thuyết của Kim Dung.

Thế nhưng, nếu hiện tại Lưu Diệc Phi khiến nhiều khán giả lắc đầu ngán ngẩm vì diễn xuất của mình thì thời điểm Thần điêu đại hiệp 2006 lên sóng cũng vậy. Tiểu Long Nữ của Lưu Diệc Phi xinh đẹp, trong sáng nhưng diễn xuất không được đánh giá cao. Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận đây là vai diễn để đời của Lưu Diệc Phi bởi từ sau phim này, sự nghiệp của cô phát triển mạnh mẽ.

 

*

 

Trần Nghiên Hy - Thần điêu đại hiệp 2016

Sau Ngô Thanh Liên, Trần Nghiên Hy cũng bị chê bai thậm tệ khi vào vai Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp do biên kịch vàng Vu Chính thực hiện. Trần Nghiên Hy từ "nữ thần thanh xuân" được yêu thích trong Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi lại trở thành "cô cô đùi gà" bị "ném đá" vì mái tóc khó hiểu.

Thời điểm phim ra mắt, mái tóc "đùi gà" của Trần Nghiên Hy cũng trở thành đề tài chế ảnh của cư dân mạng. Bên cạnh đó, gương mặt bầu bĩnh và phúc hậu của nữ diễn viên cũng bị chê là không phù hợp với tiêu chuẩn của Tiểu Long Nữ.

 

*

 

Mao Hiểu Tuệ - Thần điêu đại hiệp 2018

Trong phiên bản mới nhất của Thần điêu đại hiệp, Mao Hiểu Tuệ - nữ diễn viên sinh năm 1996 được đánh giá cao vì nhan sắc xinh đẹp, thanh tao rất phù hợp với tạo hình Tiểu Long Nữ. Từ một cái tên vô danh, gây tranh cãi khi công bố dàn diễn viên, Mao Hiểu Tuệ dần chiếm được tình cảm từ khán giả.

Xem thêm: 15+ bài tập xác định từ loại tiếng anh có đáp án chi tiết kèm file pdf

 

*

Phim chưa lên sóng nên diễn xuất của nữ diễn viên 9X vẫn còn là dấu chấm hỏi nhưng chỉ riêng phần tạo hình, cô nhận được nhiều lời khen của cư dân mạng và có bình luận còn so sánh Mao Hiểu Tuệ với mỹ nhân Trương Bá Chi.